• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất sửa đổi Luật Lý lịch tư pháp

(Chinhphu.vn) – Bộ Tư pháp đang dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp nhằm bảo đảm phù hợp, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là các quy định về quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013, đồng thời đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

24/04/2017 11:28

Ảnh minh họa

Bộ Tư pháp cho biết, qua tổng kết thực tiễn thi hành Luật Lý lịch tư pháp (LLTP), có thể khẳng định Luật LLTP đã thực sự đi vào cuộc sống và mang lại nhiều kết quả tích cực. Luật LLTP đã tạo cơ sở pháp lý có hiệu lực cao để triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu LLTP; chủ động cập nhật thông tin về xóa án tích, tạo điều kiện cho những người đã được xóa án tích tái hòa nhập cộng đồng. Thông qua việc triển khai thi hành Luật LLTP, nhận thức của xã hội về ý nghĩa, giá trị của LLTP ngày càng được nâng lên. Phiếu LLTP đã trở thành công cụ pháp lý quan trọng góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong việc chứng minh nhân thân tư pháp của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp lý, dân sự, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ. LLTP cũng phát huy vai trò là công cụ quan trọng hỗ trợ cho các cơ quan nhà nước trong quản lý dân cư, quản lý xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được như đã nêu trên, công tác LLTP vẫn còn một số hạn chế sau đây:

Thứ nhất, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp năm 2013, trong đó có nhiều quy định mới về quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời, kể từ năm 2010 đến nay, Quốc hội đã ban hành nhiều bộ luật, luật mới có liên quan đến pháp luật về LLTP. Do được ban hành từ năm 2009 nên một số quy định của Luật LLTP chưa cập nhật được những nội dung, tư tưởng mới về việc ghi nhận và bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 cũng như cần được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tổ chức thi hành những quy định mới có liên quan của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật Thi hành án hình sự, Luật phí, lệ phí….

Thứ hai, quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2 hiện nay đang bị lạm dụng. Luật LLTP quy định có 2 loại Phiếu LLTP được cấp là Phiếu LLTP số 1 và Phiếu LLTP số 2. Khác với Phiếu LLTP số 1, Phiếu LLTP số 2 thể hiện cả những án tích đã được xóa và chỉ cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về LLTP của mình. Tuy nhiên, từ năm 2012, tình trạng lạm dụng yêu cầu cá nhân phải nộp Phiếu LLTP số 2 ngày càng gia tăng. Theo phản ánh của công dân, khi Phiếu LLTP số 2 được cấp và sử dụng công khai có thể dẫn đến hệ lụy cho cá nhân khi tái hòa nhập cộng đồng, khó khăn, thậm chí mất cơ hội khi đi du học, xin việc làm, xuất cảnh…..

Thứ ba, quy định của Luật LLTP hiện nay chưa bảo đảm thực hiện chế định về đương nhiên xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Luật LLTP chưa có quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP và Viện Kiểm sát, Tòa án, cơ quan điều tra và các cơ quan có liên quan trong cung cấp, cập nhật, xác minh thông tin về thực hiện hành vi phạm tội mới” để xem xét điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người đã bị kết án.

Thứ tư, quy định của Luật LLTP hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. Thủ tục cấp Phiếu LLTP, phương thức nộp hồ sơ và trả kết quả cấp Phiếu theo quy định của Luật LLTP còn chưa thuận tiện, bất cập trong thực tiễn…

Vì vậy, theo Bộ Tư pháp, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật LLTP là rất cần thiết.

Tại dự thảo, Bộ Tư pháp đề xuất sửa đổi 20 điều, bổ sung 1 điều; tập trung sửa đổi, bổ sung một số nội dung nhằm cập nhật các quy định mới được ban hành sau Luật LLTP hiện hành, đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục cấp Phiếu LLTP nhằm giảm tải và tăng tính khả thi giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước; tạo thuận lợi, đáp ứng tốt nhất yêu cầu cấp Phiếu LLTP của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn