• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất sửa đổi quy định về dạy giỏi trong trường CAND

(Chinhphu.vn) - Bộ Công an đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2010/TT-BCA của Bộ Công an quy định về dạy giỏi trong các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp Công an nhân dân.

28/12/2018 15:51
 
 Ảnh minh họa - Internet

Dự thảo sửa đổi, danh hiệu giảng viên dạy giỏi áp dụng đối với: Giảng viên đại học, Giảng viên chính đại học. Danh hiệu giáo viên dạy giỏi áp dụng đối với Giáo viên trung cấp, Giáo viên chính trung cấp, Giáo viên cao cấp trung cấp.

Nội dung tổ chức đánh giá bài dạy giỏi

Dự thảo cũng sửa đổi nội dung tổ chức đánh giá bài dạy giỏi như sau:

a- Thực hiện bài dạy giỏi cấp bộ, cấp trường, đánh giá qua các khâu: Hồ sơ bài giảng; kiểm tra hiểu biết; thực hành giảng bài 02 tiết (bao gồm 01 tiết giảng lý thuyết và 01 tiết thảo luận hoặc hướng dẫn thực hành, làm bài tập). Đối với một số môn học thực hành thuộc ngành vũ trang bảo vệ an ninh trật tự; phòng cháy chữa cháy; ngoại ngữ; quân sự; võ thuật, thể dục thể thao; tin học thì một tiết giảng có thể bao gồm cả lý thuyết và thực hành.

b- Thực hiện bài dạy giỏi cấp khoa, bộ môn thông qua Ban, Tiểu ban, Hội đồng đánh giá qua các khâu: Hồ sơ bài giảng; thực hành giảng bài 02 tiết (bao gồm 01 tiết giảng lý thuyết và 01 tiết thảo luận hoặc hướng dẫn thực hành, làm bài tập). Đối với một số môn học thực hành thuộc ngành vũ trang bảo vệ an ninh trật tự; phòng cháy chữa cháy; ngoại ngữ; quân sự; võ thuật, thể dục thể thao; tin học thì một tiết giảng có thể bao gồm cả lý thuyết và thực hành.

c- Số tiết của bài dạy giỏi phải đảm bảo ít nhất 08 tiết, tương ứng với “đơn vị học trình”, “chương”, “phần” có nội dung tương đối trọn vẹn, độc lập nằm trong đề cương chi tiết học phần, môn học và có trong chương trình đào tạo do cấp có thẩm quyền phê duyệt, đang được thực hiện trong nhà trường.

d- Trong thời gian 3 năm, giáo viên không được đăng ký thực hiện lại bài dạy giỏi của mình đã được công nhận cùng cấp. Nội dung bài dạy giỏi đã được công nhận đạt bài dạy giỏi cấp bộ thì không thực hiện lại tại cấp trường.

Giảng viên có trách nhiệm nhân bài dạy giỏi

Căn cứ vào kết quả hoạt động dạy giỏi của các học viện, trường Công an nhân dân, Cục Đào tạo tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về dạy giỏi hoặc tổ chức cho giảng viên, giáo viên có nhiều thành tích nổi bật trong dạy giỏi giảng mẫu để cùng đánh giá, trao đổi kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến trong các trường Công an nhân dân.

Lãnh đạo khoa, bộ môn, trung tâm thuộc trường có chức năng giảng dạy và giảng viên chính đại học, giảng viên cao cấp cao đẳng, giáo viên cao cấp trung cấp (kể từ năm học được bổ nhiệm) định kỳ 05 năm học phải đăng ký thực hiện bài dạy giỏi từ cấp trường trở lên ít nhất 01 lần. Kết quả thực hiện là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua năm học.

Ngoài ra, giảng viên, giáo viên đạt bài dạy giỏi cấp bộ, cấp trường có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện việc nhân bài dạy giỏi. Hoạt động nhân bài dạy giỏi phải được phản ánh trong kế hoạch đầu mỗi năm học của đơn vị. Kết quả thực hiện là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua năm học đối với giảng viên, giáo viên.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.