• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất tăng biên chế một cách hợp lý cho hệ thống tòa án

(Chinhphu.vn) – Hiện nay ngành Tòa án giải quyết hơn 600.000 vụ án/năm, trong tương lai số vụ vẫn có xu hướng tăng, cho nên về lâu dài, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đề xuất các cấp có thẩm quyền tăng biên chế một cách hợp lý cho hệ thống tòa án.

07/11/2023 16:38
Đề xuất tăng biên chế một cách hợp lý cho hệ thống tòa án - Ảnh 1.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Có ý kiến đại biểu Quốc hội nhận định, với xu thế người dân ngày càng lựa chọn giải quyết tranh chấp tại tòa và theo báo cáo công tác của Chánh án, vụ việc hàng năm thụ lý, giải quyết đều tăng, tính chất ngày càng phức tạp; với nguồn lực về nhân sự và điều kiện đảm bảo như hiện nay rất khó khăn. Đại biểu đặt câu hỏi đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có giải pháp gì để chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ tiêu theo nghị quyết của Quốc hội và đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp.

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về nội dung trên, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, ngành Tòa án đã đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng xét xử bao gồm 17 giải pháp, tăng cường công tác hòa giải và từ khi Luật Hòa giải đi vào hoạt động thì số vụ án được hòa giải rất nhiều, cho đến nay theo tổng kết là chiếm hơn 20% cho nên đã giảm áp lực đáng kể đối với ngành.

Bên cạnh đó, ngành tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là đưa vào sử dụng trợ lý ảo. Trong hội nghị về chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ cũng nhấn mạnh trợ lý ảo của tòa án là một trong những điểm sáng của ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số quốc gia.

Với sự hỗ trợ của trợ lý ảo, cho đến nay có hơn 3.400.000 lượt thẩm phán, thư ký Tòa án sử dụng trợ lý ảo và tốc độ làm việc cũng đã tăng lên. Trước đây, để mã hóa và đưa lên mạng một vụ án phải mất một buổi, bây giờ với sự hỗ trợ của trợ lý ảo, trong một giờ có thể đưa lên được 10 vụ án.

Đồng thời, ngành cũng tăng cường đổi mới, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ thẩm phán, đề cao trách nhiệm cũng như động viên cán bộ của ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, một trong những giải pháp căn cơ sắp tới đây ngành đã báo cáoi và được Quốc hội đồng ý là sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án, trong đó sẽ có các nội dung giúp cho tòa án chủ động bố trí bộ máy hợp lý hơn, hình thành các tòa chuyên biệt để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án có tính chuyên môn sâu và thay đổi một cách hợp lý các nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán, có chế độ phù hợp với thẩm phán… Đây là những giải pháp để khắc phục các tồn tại.

Về lâu dài, số lượng công việc tăng lên hằng năm, trung bình mỗi năm tăng từ 8-9%. Hiện nay, ngành Tòa án giải quyết hơn 600.000 vụ án/năm, trong tương lai số vụ vẫn có xu hướng tăng, cho nên về lâu dài, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đề xuất các cấp có thẩm quyền tăng biên chế một cách hợp lý cho hệ thống tòa án./.

Hải Liên