• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất thay đổi cách xác định tuổi của tàu biển

(Chinhphu.vn) - Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 86/2020/NĐ-CP ngày 23/7/2020.

15/08/2024 18:29
Đề xuất thay đổi cách xác định tuổi của tàu biển- Ảnh 1.

Bộ Giao thông vận tải đề xuất sửa đổi quy định cách xác định tuổi của tàu biển

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đề xuất sửa đổi quy định cách xác định tuổi của tàu biển.

Theo quy định hiện hành, tuổi của tàu biển được tính bằng số năm và bắt đầu từ ngày đặt sống chính của tàu; trường hợp không xác định được ngày đặt sống chính thì tính từ ngày việc lắp ráp thân vỏ tàu đạt được 50 tấn khối lượng hoặc bằng 01% khối lượng toàn bộ ước tính của số vật liệu sử dụng làm thân vỏ tàu biển, lấy trị số nào nhỏ hơn.

Xác định tuổi tàu theo "ngày bàn giao"

Tại dự thảo, Bộ Giao thông vận tải đề xuất tuổi của tàu biển được tính bằng số năm và bắt đầu từ ngày bàn giao.

Ngày bàn giao: Là ngày hoàn thành cuộc kiểm tra làm cơ sở cho giấy chứng nhận (tức là cuộc kiểm tra lần đầu trước khi tàu được đưa vào sử dụng và giấy chứng nhận được cấp lần đầu) như được ghi trên các giấy chứng nhận theo luật định liên quan.

Lý giải đề xuất trên, Bộ Giao thông vận tải cho biết, theo quy định của từng nước, tuổi tàu biển có thể được tính từ ngày đặt sống chính, ngày hạ thủy, ngày bàn giao. Hiện nay một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản xác định tuổi tàu theo ngày bàn giao. Quy định theo hướng tuổi tàu được tính từ "ngày bàn giao" thể hiện tuổi con tàu được tính từ khi hoàn thiện, có thể đưa vào khai thác sử dụng đồng thời thống nhất với quy định cách tính tuổi phương tiện thủy nội địa tại Nghị định số 111/2014/NĐ-CP quy định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa.

Thêm vào đó, việc sửa đổi quy định này phù hợp với một số yêu cầu, nhiệm vụ trong Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/04/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025, trong đó giao "Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành liên quan và các địa phương đẩy mạnh công tác thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, khơi thông nguồn lực cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có giải pháp giảm chi phí cước vận tải biển quốc tế cho doanh nghiệp".

Theo Bộ Giao thông vận tải, việc sửa đổi nội dung liên quan đến cách xác định tuổi tàu theo "ngày bàn giao" góp phần thúc đẩy doanh nghiệp vận tải biển trang bị những tàu phù hợp với tài chính, năng lực khai thác, nâng cao tổng trọng tải GRT đội tàu biển quốc gia, nhằm làm tăng thị phần vận tải biển của đội tàu biển quốc gia giảm bớt lệ thuộc vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của các hãng tàu nước ngoài là cần thiết.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn