Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Dự thảo Thông tư này áp dụng đối với cơ quan thống kê Bộ, ngành gồm cơ quan thống kê tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; cơ quan thống kê Trung ương, cơ quan thống kê cấp tỉnh, cơ quan thống kê cấp huyện; đoàn đánh giá chất lượng thống kê; chuyên gia đánh giá chất lượng thống kê; các tổ chức và cá nhân khác có liên quan đánh giá chất lượng thống kê.
Dự thảo quy định áp dụng tiêu chí, nội dung tiêu chí chất lượng thống kê như sau:
Cơ quan thống kê Bộ, ngành áp dụng 19 tiêu chí với 85 nội dung tiêu chí.
Cơ quan thống kê Trung ương áp dụng 19 tiêu chí với 92 nội dung tiêu chí.
Cơ quan thống kê cấp tỉnh áp dụng 19 tiêu chí với 63 nội dung tiêu chí.
Cơ quan thống kê cấp huyện áp dụng 18 tiêu chí với 46 nội dung tiêu chí.
Nội dung tiêu chí chất lượng được đánh giá theo 05 mức và điểm tương ứng như sau:
Mức 1. Không đáp ứng yêu cầu của nội dung tiêu chí, tương ứng là 1 điểm.
Mức 2. Đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu của nội dung tiêu chí, tương ứng là 2 điểm.
Mức 3. Đáp ứng phần lớn yêu cầu của nội dung tiêu chí, tương ứng là 3 điểm.
Mức 4. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nội dung tiêu chí, tương ứng là 4 điểm.
Mức 5. Đáp ứng cao hơn yêu cầu của nội dung tiêu chí, tương ứng là 5 điểm.
Điểm chuẩn của mỗi nội dung tiêu chí là 4 điểm. Tổng số điểm chuẩn áp dụng đối với từng đối tượng cụ thể: Cơ quan thống kê Bộ, ngành là 340 điểm; cơ quan thống kê Trung ương là 368 điểm; cơ quan thống kê cấp tỉnh là 252 điểm; cơ quan thống kê cấp huyện là 184 điểm.
Hình thức đánh giá chất lượng thống kê gồm: Tự đánh giá chất lượng được thực hiện hằng năm; đánh giá độc lập chất lượng thống kê được thực hiện 5 năm một lần; đánh giá đột xuất chất lượng thống kê được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về thống kê.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Lan Phương