• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng

(Chinhphu.vn) – Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng.

25/06/2020 15:56

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính cho biết, Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 được Quốc hội khoá XIV thông qua ngày 26/11/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, trong đó Mục 2 Chương III quy định về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng. Luật Chứng khoán năm 2019 mới chỉ quy định các nguyên tắc, nội dung có tính định khung về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng; đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết Điều 41 về nội dung quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng Nghị định về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng để trình Chính phủ xem xét, ban hành là rất cần thiết.

Mục đích xây dựng Nghị định là để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng văn bản quy định chi tiết về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng mà Luật Chứng khoán đã giao và khắc phục các vướng mắc trong quá trình thi hành Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017 do Chính phủ ban hành hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng nhằm hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty đối với công ty đại chúng góp phần nâng cao chất lượng quản trị công ty và nâng cao tính công khai minh bạch đối với các công ty đại chúng.

Hội đồng quản trị công ty đại chúng

Theo dự thảo, số lượng thành viên Hội đồng quản trị của công ty đại chúng ít nhất là ba (03) người và nhiều nhất là mười một (11) người.

Cơ cấu Hội đồng quản trị của công ty đại chúng phải đảm bảo tối thiểu một phần ba (1/3) tổng số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên không điều hành.

Trường hợp công ty đại chúng chưa niêm yết hoạt động theo mô hình quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 134 Luật Doanh nghiệp, cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị của công ty phải đảm bảo ít nhất một phần năm (1/5) tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập. Trường hợp số thành viên Hội đồng quản trị của công ty đại chúng có ít hơn năm (05) người, công ty phải đảm bảo có một (01) thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập.

Cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị của công ty niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn phải đảm bảo tối thiểu một phần ba (1/3) tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập.

Thành viên Hội đồng quản trị có đầy đủ các quyền theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, pháp luật liên quan và Điều lệ công ty, trong đó có quyền được cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của các đơn vị trong công ty.

Hội đồng quản trị phải tuân thủ đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các trách nhiệm, nghĩa vụ sau: Chịu trách nhiệm trước cổ đông về hoạt động của công ty; đối xử bình đẳng đối với tất cả cổ đông và tôn trọng lợi ích của người có quyền lợi liên quan đến công ty; giám sát và ngăn ngừa xung đột lợi ích của các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người quản lý khác, bao gồm việc sử dụng tài sản công ty sai mục đích và lạm dụng các giao dịch với bên liên quan...

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

LP