• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất về vị trí việc làm lãnh đạo và viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học

(Chinhphu.vn) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trong các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm công lập.

18/08/2023 12:04
Đề xuất về vị trí việc làm lãnh đạo và viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học - Ảnh 1.

Dự thảo Thông tư này hướng dẫn về danh mục khung vị trí việc làm; bản mô tả công việc; khung năng lực vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo (gọi là viên chức giảng dạy) trong các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm công lập.

Danh mục vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý

Theo dự thảo, vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý gồm: Chủ tịch Hội đồng cơ sở giáo dục, Giám đốc, Hiệu trưởng, Viện trưởng cơ sở giáo dục đại học (gọi chung là người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học) và cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục; cấp trưởng và cấp phó của các tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc cơ sở giáo dục; cấp trưởng và cấp phó của tổ chức, đơn vị cấu thành đơn vị thuộc, trực thuộc cơ sở giáo dục được quy định trong cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, gắn với tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý.

Cụ thể, danh mục vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong cơ sở giáo dục như sau:

STT

Khung danh mục vị trí việc làm

 

Ghi chú

I

Đại học

 

A

Vị trí việc làm Hội đồng quản lý

1

Chủ tịch Hội đồng đại học

 

2

Chủ tịch Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng Học viện

 

3

Phó Chủ tịch Hội đồng Đại học

 

4

Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Chủ tịch Hội đồng Học viện

 

5

Thư ký Hội đồng Đại học

 

6

Thư ký Hội đồng trường, Thư ký Hội đồng Học viện

 

7

Thành viên Hội đồng Đại học

 

8

Thành viên Hội đồng Trường, Thành viên Hội đồng Học viện

 

B

Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý

 

I.I

Vị trí việc làm lãnh đạo quản lý Đại học

1

Giám đốc đại học

 

2

Phó Giám đốc đại học

 

3

Chánh Văn phòng Đại học, Trưởng ban Ban chức năng thuộc đại học

 

4

Phó Chánh Văn phòng Đại học, Phó Trưởng ban Ban chức năng thuộc đại học

 

5

Trưởng phòng thuộc Văn phòng

 

6

Phó Trưởng phòng thuộc Văn phòng

 

I.II

Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý các tổ chức,  đơn vị thuộc và trực thuộc Đại học (Trường Đại học, phân hiệu, Văn phòng, Ban, Khoa, Viện nghiên cứu, Trung tâm, Hội đồng khoa học, Nhà xuất bản)

1

Hiệu trưởng, Viện trưởng và tương đương

2

Phó Hiệu trưởng, Phó Viện trưởng và tương đương

 

3

Trưởng phòng, Trưởng khoa, Giám đốc Trung tâm và tương đương

 

4

Phó Trưởng phòng, Phó Trưởng khoa, Phó Giám đốc Trung tâm và tương đương

 

5

Trưởng Bộ môn thuộc khoa, Trưởng phòng thí nghiệm thuộc khoa và tương đương

 

6

Phó Trưởng Bộ môn thuộc khoa, Phó Trưởng phòng thí nghiệm thuộc khoa và tương đương

 

Danh mục vị trí việc làm viên chức giảng dạy

Danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đặc thù trong cơ sở giáo dục như sau:

STT

Khung danh mục vị trí việc làm

 

Hạng chức danh nghề nghiệp

 

Ghi chú

I.

Chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy

 

 

A

Đại học, học viện, trường đại học

 

1

Giảng viên cao cấp

Hạng I

 

2

Giảng viên chính

Hạng II

 

3

Giảng viên

Hạng III

 

4

Trợ giảng

Hạng III

 

B

Trường cao đẳng sư phạm

 

5

Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp

Hạng I

 

6

Giảng viên cao đẳng sư phạm chính

Hạng II

 

7

Giảng viên cao đẳng sư phạm

Hạng III

 

II

Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đặc thù

 

 

1.

Quản lý hoạt động đào tạo

Chuyên viên, Chuyên viên chính

 

2.

Quản lý chất lượng đào tạo

Chuyên viên, Chuyên viên chính

 

3.

Quản lý HSSV, Công tác chính trị tư tưởng

Chuyên viên, Chuyên viên chính

 

4.

Giảng viên thực hành

Hạng II, Hạng III

 

Dự thảo nêu rõ, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, trường hợp viên chức còn dưới 05 năm công tác tính đến thời điểm nghỉ hưu thì tiếp tục được công tác tại vị trí việc làm hiện tại; trường hợp viên chức còn từ 05 năm công tác trở lên, trong thời hạn 02 năm người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức có trách nhiệm bố trí để viên chức học tập đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn của vị trí việc làm theo quy định. Trường hợp viên chức được cử đi học tập mà không tham gia học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức xem xét bố trí hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí công việc khác phù hợp hoặc giải quyết chế độ chính sách theo quy định.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Khánh Linh