• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất vị trí việc làm và định mức biên chế công chức ngành tư pháp

(Chinhphu.vn) – Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tư pháp và định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành tư pháp.

04/08/2021 17:51

Ảnh minh họa

Theo dự thảo, nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tư pháp và định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành tư pháp phải phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 1/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức; gắn với tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý và tiêu chuẩn ngạch công chức; đảm bảo nguyên tắc một người có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính.

Mỗi vị trí việc làm phải có các nội dung: Tên gọi, mô tả công việc, mối quan hệ trong công việc, phạm vi quyền hạn, yêu cầu năng lực, sản phẩm và tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ.

Định mức biên chế công chức tại Bộ Tư pháp

Dự thảo nêu rõ định mức công chức tại Bộ Tư pháp. Cụ thể, đối với các vụ không có cấp phòng, có 1 biên chế công chức Vụ trưởng và tương đương; không quá 3 biên chế công chức Phó Vụ trưởng và tương đương; trường hợp đặc biệt có thể bố trí nhiều hơn 3 biên chế công chức do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng phải bảo đảm số lượng cấp phó bình quân của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp không vượt quá 3 biên chế công chức. Tổng số công chức của Vụ đạt tối thiểu 15 biên chế công chức.

Đối với các vụ, cục, Văn phòng, Thanh tra thuộc Bộ có cấp phòng, có 1 biên chế công chức Vụ trưởng và tương đương; không quá 3 biên chế công chức Phó Vụ trưởng và tương đương; trường hợp đặc biệt có thể bố trí nhiều hơn 3 biên chế công chức do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng phải bảo đảm số lượng cấp phó bình quân của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp không vượt quá 3 biên chế công chức. Đối với lãnh đạo cấp phòng, có 1 biên chế công chức Trưởng phòng và tương đương; Phòng có từ 7 đến 9 biên chế công chức được bố trí 1 Phó trưởng phòng; có từ 10-15 biên chế công chức được bố trí không quá 2 Phó trưởng phòng; có từ 16 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 3 Phó trưởng phòng. Tổng số công chức các Vụ đạt tối thiểu 30 biên chế công chức; tổng số công chức của Phòng đạt tối thiểu 7 biên chế công chức.

Đối với Tổng cục thuộc Bộ, có 1 biên chế công chức Tổng Cục trưởng; không quá 3 biên chế công chức Phó Tổng cục trưởng và tương đương.

Đối với các vụ và tương đương thuộc Tổng cục, có 1 biên chế công chức Vụ trưởng và tương đương; Vụ thuộc tổng cục có từ 15-20 biên chế công chức được bố trí không quá 2 cấp phó; có trên 20 biên chế công chức được bố trí không quá 3 cấp phó...

Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Minh Đức