• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất xây dựng Ngân hàng gene Quốc gia

(Chinhphu.vn) – Việt Nam cần hoàn tất việc kiểm tra, kiểm kê tình hình phân bố của các nguồn gene trên toàn quốc, xác định đối tượng ưu tiên cần thu thập, bảo tồn tiến tới xây dựng Ngân hàng gene Quốc gia.

03/12/2013 18:58

 

Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động khoa học và công nghệ về quỹ gene. Ảnh VGP/Thu Cúc

Đây là vấn đề được đặt ra tại Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động khoa học và công nghệ về quỹ gene (giai đoạn 2001-2013 và định hướng 2020) ngày 3/12 do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các đơn vị tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết, Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về đa dạng tài nguyên sinh vật và là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới.

Theo Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học, Việt Nam là một trong những nước có nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gene phong phú và đặc hữu. Đến nay, khoảng 49.200 loài sinh vật được xác định gồm 7.500 loài/chủng vi sinh vật; 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước; 10.500 loài động vật trên cạn; 2.000 loài động vật không xương sống và cá ở nước ngọt; trên 11.000 loài sinh vật biển.

Tuy nhiên, sự đa dạng trên đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc khai thác bừa bãi thiếu ý thức, thiên tai, thói quen canh tác lạc hậu, gia tăng dân số và đô thị hóa. Đặc biệt, sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã đe dọa tới tài nguyên di truyền.

Theo ông Nguyễn Văn Liễu, Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật (Bộ KHCN), trong vòng 10 năm qua, Nhà nước đã ban hành khung pháp lý tương đối đẩy đủ liên quan đến bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn gene thực vật, động vật và vi sinh vật.

Các bộ, ngành đã thu thập được gần 9.000 nguồn gene cây trồng nông nghiệp; nguồn gene cây lâm nghiệp là 60 loài; nguồn gene cây dược liệu 500 loài; 55 giống vật nuôi; 75 giống thủy sản và gần 2.800 chủng vi sinh vật. Nhiều nguồn gene được bảo tồn tại chỗ trong điều kiện tự nhiên nơi phát sinh nguồn gene và bảo tồn chuyển chỗ. Tuy nhiên việc triển khai công tác bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, hiện chưa xác định thứ tự ưu tiên đối tượng bảo tồn nguồn gene, nhiều nguồn gene đang lưu giữ, bảo tồn không đủ căn cứ để được xếp ưu tiên. Cùng với đó là mức độ xói mòn nguồn gene trong tự nhiên, sản xuất và trong lưu trữ còn cao.

Hiện tại, chưa có chương trình hay dự án điều tra, kiểm tra chính xác tiềm năng thực sự và thực tế xói mòn về nguồn gene sinh vật Việt Nam. Do dữ liệu chưa đánh giá đầy đủ, thông tin giá trị nguồn gene chưa sẵn có để chia sẻ cho người sử dụng nên vẫn còn thiếu các nghiên cứu cơ bản để cải tiến phương pháp lưu giữ, bảo tồn cũng như việc sử dụng, khai thác và phát triển nguồn gene.

Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo (Bộ Y tế) Nguyễn Công Khẩn nhấn mạnh đến việc Nhà nước cần phải có chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các tổ chức bảo tồn, lồng ghép bảo tồn với chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; lồng ghép khoa học công nghệ về bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gene.

Các chuyên gia cũng cho rằng, đã đến lúc phải xây dựng một Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gene trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ về quỹ gene, góp phần bảo tồn, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên sinh học quốc gia theo hướng bền vững.

Việt Nam cũng cần phải hoàn tất việc kiểm tra, kiểm kê tình hình phân bố của các nguồn gene cây trồng, vật nuôi trên toàn quốc, xác định đối tượng ưu tiên cần thu thập, bảo tồn; lưu giữ, bảo quản an toàn và nguyên trạng cũng như đánh giá được giá trị thực của nguồn gene hiện có của quốc gia; nâng cấp và xây dựng được Ngân hàng gene Quốc gia.

Thu Cúc