• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đêm mở màn “Điện Biên Phủ trên không” tại Sở chỉ huy tác chiến

(Chinhphu.vn) - Với Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, nguyên Cục phó Cục Tác chiến, cuộc đấu trí cam go giữa cơ quan tham mưu chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam với không lực Hoa Kỳ đêm 18/12/1972 vẫn còn nguyên vẹn trong hồi ức.

29/12/2012 07:31

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh kể lại diễn biến trận đánh mở màn chiến dịch Điên Biên Phủ trên không đêm 18/12. - Ảnh: VGP/Minh Anh

Thăm lại hầm Sở chỉ huy tác chiến Bộ Tổng Tham mưu trong Thành cổ Hà Nội trong ngày mở cửa cho khách tham quan, từng diễn biến trong trân đánh mở màn 12 ngày đêm được người cựu chiến binh 82 tuổi kể lại một cách rành mạch, chi tiết.

Từ ngày 17/12/1972, Bộ Tổng tham mưu đã ra lệnh cho Quân chủng Phòng không - Không quân vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đề phòng B-52 Mỹ đánh từ vĩ tuyến 20 trở ra các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội.

Sáng 18/12, hoạt động của máy bay trinh sát địch vẫn diễn ra bình thường. Lúc 16h, Thiếu tá Nguyễn Văn Ninh có mặt tại Sở chỉ  huy nhận trực ban phó, kiêm trực ban phòng không bên cạnh đồng chí Trần Độ trực ban trưởng; đồng thời cũng là lúc từ Cục 2, đồng chí Mạc Lâm thông báo tới Sở Chỉ huy tác chiến Bộ Tổng Tham mưu và Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân, có nhiều tốp B-52 sẽ cất cánh từ sân bay Andesin đảo Guam vào đánh phá miền Bắc.

Đến 18h20 phút, các tiêu đồ viên cũng đã có mặt đầy đủ, Thiếu tá Ninh và các đồng chí trong kíp trực ban hội ý và nhận định tối nay máy bay sẽ đánh Hà Nội.

Lúc 19h10, Sở Chỉ huy nhận được  điện báo của Quân chủng Phòng không - Không quân, đài ra đa ở Đô Lương, Nghệ An đã phát hiện máy bay B-52 từng tốp đang bám theo đất Lào, ngược lên phía Bắc Việt Nam. Các tiêu đồ viên trong hầm chỉ huy thận trọng vẽ những nét chì xanh trên bản đồ. Các sĩ quan tham mưu chăm chú theo dõi những đường xanh ngoằn ngoèo là máy bay phản lực tiêm kích, những đường xanh thẳng tắp từ xa nhích dần vào Hà Nội là các tốp B-52 Mỹ. Trên tiêu đồ, khoảng cách mục tiêu B-52 càng xích gần về Hà Nội.

Kíp trực ban bình tĩnh nhắc các nữ  tiêu đồ viên tập trung cao độ nhận và ghi chính xác những tín hiệu “BB” lên bảng tiêu đồ và căn cứ vào đường bay của địch, báo cáo tình hình với cấp trên từng chi tiết cụ thể, đồng thời phát lệnh báo động cho Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các tỉnh trên miền Bắc. Sở chỉ huy lúc này sôi động hẳn lên, vì ngay từ đầu ta đã phát hiện được B-52 Mỹ và Tổ quốc không bị bất ngờ.

Kíp trực ban lập tức gọi điện báo cáo Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, là B-52 Mỹ đang bay ra đánh Hà Nội, đồng thời báo cáo Tổng Tham mưu trưởng - Thượng tướng Văn Tiến Dũng, xin chỉ thị được kéo còi báo động trước 5 phút so với quy định. Thượng tướng nói: “Đồng ý, tôi sẽ sang phòng chính của Sở chỉ huy ngay”.

Nhìn tiêu đồ, máy bay địch chỉ  cách Hà Nội khoảng 200 km, Thiếu tác Nguyễn Văn Ninh bật công tắc micro, báo cáo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Sau giây phút hội ý với trực ban trưởng, ông ấn nút kéo còi báo động thông báo cho Hà Nội điềm tĩnh bước vào chiến đấu. Rồi ông quay sang thông báo tình hình với Bộ Giao thông vận tải...

Một nữ tiêu đồ viên đang mô tả lại công việc của mình trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không ( nhân ngày hầm tác chiến mở cửa đón khách tham quan sáng 20/12). - Ảnh: VGP/Minh Anh

Lát sau, trong hầm chỉ huy đã có mặt Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Phùng Thế Tài,  Cục trưởng Cục Tác chiến Vũ Lăng và đồng chí Lê Hiến Mai - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị… Trong những giờ phút cam go và quyết định ấy, từ hầm Sở chỉ huy tác chiến, mệnh lệnh chiến đấu chính xác, kịp thời được phát ra cho các đơn vị tên lửa, phòng không quyết đánh trúng đích, “vít cổ” lũ B-52.

Lúc này, từng đàn máy bay B-52 đã rền vang trên bầu trời Hà Nội. Từng loạt bom rung chuyển thành phố. Trong hầm chỉ huy tác chiến, không khí thật im lặng, trật tự, đèn nê ông rất sáng. Bên bàn lớn đối diện với bảng tiêu đồ là bàn trực ban Sở chỉ huy, ngồi bên cạnh Đại tá Vũ Lăng, Cục trưởng Cục Tác chiến là Phó Tổng Tham mưu trưởng Phùng Thế Tài và và Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng.

Phó Tổng Tham mưu trưởng Phùng Thế Tài cầm máy, liên tiếp ra lệnh cho Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân và các đơn vị, địa phương thực hiện mệnh lệnh chiến đấu. Trực ban Phòng không - Không quân liên tục báo về, hết đơn vị tên lửa này đến đại đội pháo cao xạ khác nổ súng. Máy bay ta cất cánh chiến đấu đã trở về sân bay Gia Lâm an toàn.

Trực ban phó Nguyễn Văn Ninh áp chặt ống nghe, tốc ký báo cáo của trực ban Phòng không - Không quân rồi nhắc khẽ: “Có tin mừng báo ngay nhé”. Vừa lúc đó, đài quan sát trên đỉnh cột cờ báo về: “Một đám cháy lớn trên bầu trời phía Bắc”.

Thiếu tá Nguyễn Văn Ninh nhớ lại một cảm xúc  đáng nhớ nhất là khi chiếc máy bay B -52 đầu tiên rơi, kíp trực nghe giong nói qua cái loa trong hầm tác chiến từ anh em trực chiến trên Cột cờ: “Cháy to lắm rồi, cháy to lắm rồi”.

Rồi trực ban Quân chủng Phòng không - Không quân thông báo gấp gáp: “Một B52 rơi rồi, phía Đông Anh”. Trực ban phó reo lên vui sướng. Mọi người trong hầm chỉ huy ôm chầm lấy nhau, mắt nhoè đi như có nước. Lúc đó là 20h30 ngày 18/12/1972.

Trời sáng, trực ban sở chỉ huy bấm công tắc micro: “lệnh báo yên thành phố”, đồng thời báo cáo Thủ trưởng Bộ: Trận đánh B-52 đêm 18 rạng ngày 19/12/1972 kết thúc. Địch sử dụng trên 400 lần chiếc máy bay không quân chiến thuật và 90 lần chiếc B-52, đánh trên 100 điểm. Ta bắn rơi 3 máy bay B-52 Mỹ, 5 máy bay phản lực chiến đấu, bắt sống 7 giặc lái.

Đêm 18/12/1972, đêm mở màn chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” đã trở thành đêm chiến thắng của quân và dân ta, đêm hãi hùng đối với bộ máy chiến tranh Hoa Kỳ.

Hầm chỉ huy tác chiến – Bộ Tổng tham mưu được xây dựng ngay từ những ngày  đầu Mỹ chính thức tiến hành chiến tranh phá  hoại miền Bắc (lần thứ nhất) cuối năm 1964 đầu năm 1965. Hầm có kết cấu nửa nổi nửa chìm bằng bê tông nguyên khối với khối lượng khoảng 1.000m3; nóc dày 1,4m; tường dày 40cm. Tại đây, đã diễn ra nhiều cuộc họp do các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước chủ trì và đưa ra những quyết định quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ.

Minh Anh