• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

ĐH Hà Nội phải trở thành địa chỉ gìn giữ văn hóa Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Đại học Hà Nội ngày hôm nay không chỉ là nơi dạy kỹ năng ngoại ngữ, lý luận cho sinh viên mà cần phấn đấu trở thành địa chỉ bồi đắp tiếng Việt, giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống của Việt Nam.

27/08/2015 17:00

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thăm và nói chuyện với sinh viên Khoa tiếng Đức. Ảnh: VGP/Hoàng Long

Đó là mong muốn của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khi tới thăm và nói chuyện với giảng viên, sinh viên ĐH Hà Nội chiều 27/8 nhân dịp nhà trường bắt đầu năm học mới.

Trở về ngôi trường cũ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tới thăm Khoa tiếng Đức - nơi ông từng theo học vào những năm 70 của thế kỷ trước. Trò chuyện với những sinh viên năm thứ ba tại đây - những nụ cười, những lời hỏi thăm ân cần bằng chính tiếng Đức của người đứng đầu Mặt trận đã nhận được những tràng pháo tay không ngớt của sinh viên và giảng viên.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng đã tới thăm Phòng Văn hóa Hessen. Đây là kết quả của dự án trao đổi thanh niên Việt-Đức "Việt Nam gặp gỡ Hessen - Hessen gặp gỡ Việt Nam" ra đời trong khuôn khổ quan hệ hợp tác giữa Bộ GD&ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục bang Hessen vào tháng 8/2010 với sự hỗ trợ của Tổ chức Hỗ trợ ĐH thế giới Đức.

Ảnh: VGP/Hoàng Long

Hiệu trưởng ĐH Hà Nội Nguyễn Đình Luận cho biết, năm học 2015-2016 là năm học đầu tiên tổ chức xét tuyển theo tinh thần đổi mới của Bộ GD&ĐT. Nhà trường đã tổ chức các kỳ thi tuyển sinh nghiêm túc, đúng quy chế, không để xảy ra sai sót, khiếu kiện.

Với phương châm giữ vững chất lượng đầu vào, hằng năm trường tổ chức nhập học hệ ĐH chính quy một lần, không tuyển nguyện vọng 2, không chuyển nguyện vọng. Tỉ lệ sinh viên hệ ĐH chính quy nhập học đạt trên 90% chỉ tiêu.

Bắt đầu từ năm 2015, nhà trường đã hoàn toàn tự chủ trong hoạt động tài chính, đồng thời thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chế độ, chính sách đối với sinh viên. Hằng năm, các sinh viên diện chính sách đều được ở nội trú, giải quyết chế độ chính sách, nhận trợ cấp xã hội, vay vốn ưu đãi, cấp học bổng…

Mục tiêu của nhà trường trong thời gian tới là tiếp tục nâng cao vị thế, uy tín của ĐH Hà Nội. Bước chuyển biến căn bản là thực hiện mục tiêu đào tạo đa ngành, mở rộng và tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhằm xây dựng ĐH Hà Nội trở thành trường ĐH theo định hướng ứng dụng, phát huy thế mạnh đào tạo ngoại ngữ và giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập giáo dục quốc tế.

Phát biểu tại đây, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những nỗ lực của các thế hệ thầy và trò ĐH Hà Nội, đồng thời gửi gắm tình cảm trân trọng tới các thế hệ cán bộ, giảng viên, giáo viên của nhà trường luôn tự hào nghề nghiệp, không ngừng sáng tạo, đổi mới để góp phần đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng ngày càng cao, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong gần 6 thập kỷ vừa qua.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trò chuyện với giảng viên, sinh viên ĐH Hà Nội. Ảnh: VGP/Hoàng Long

“ĐH Hà Nội ngày hôm nay không chỉ là nơi dạy kỹ năng ngoại ngữ, lý luận cho cho sinh viên mà còn phải phấn đấu trở thành địa chỉ bồi đắp tiếng Việt, giữ gìn văn hoá Việt Nam và phát huy truyền thống của nhà trường.

Với vị thế và kinh nghiệm hàng đầu trong hệ thống đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam, ĐH Hà Nội cần có nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ trong công tác đào tạo. Ngoài ra, cần tổ chức tôn vinh, khích lệ những giảng viên của mình thông qua các kỳ thi để lựa chọn những giảng viên xuất sắc nhất hằng năm.

Qua đó góp phần khắc phục hạn chế về khả năng ngoại ngữ của thế hệ trẻ, đồng thời nâng cao năng lực ngoại ngữ của người Việt Nam, góp phần đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước”.

* Nhân dịp này, Chủ tịch MTTQ Việt Nam đã tới thăm hỏi và trao đổi cởi mở với lãnh đạo Viện Khổng Tử đặt tại ĐH Hà Nội.

Từ Lương