• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

ĐH Quốc gia Hà Nội có thêm ngành lọt vào xếp hạng QS thế giới 2021

(Chinhphu.vn) - Lĩnh vực kinh doanh và nghiên cứu quản lý của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) xếp hạng thứ 501-550 của thế giới. ĐHQGHN là cơ sở duy nhất ở Việt Nam có lĩnh vực kinh doanh và nghiên cứu quản lý được xếp hạng.

04/03/2021 17:05
ĐHQGHN là ĐH tiên phong trong cả nước xác định phát triển theo mô hình định hướng nghiên cứu. Ảnh: VGP/Nhật Nam
QS vừa công bố bảng xếp hạng các trường ĐH theo 51 nhóm ngành đào tạo với khoảng 14.000 chương trình thuộc 5 lĩnh vực, tại 1.500 cơ sở giáo dục ĐH ở 85 khu vực. Theo đó, lĩnh vực kinh doanh và nghiên cứu quản lý của ĐHQGHN được QS xếp hạng thứ 501-550 của thế giới.

ĐHQGHN là cơ sở duy nhất ở Việt Nam có lĩnh vực kinh doanh và nghiên cứu quản lý được xếp hạng. Lĩnh vực này được xếp hạng 501-550 trong tổng số 1.161 cơ sở giáo dục tham gia. Hai tiêu chí về trích dẫn và H-index của lĩnh vực này được đánh giá khá cao (lần lượt là 61,6 và 65,1).

Trước đó, ĐHQG Hà Nội đã có 4 lĩnh vực được QS xếp hạng là khoa học máy tính và hệ thống thông tin; toán học; vật lý và thiên văn học; kỹ thuật cơ khí, hàng không và chế tạo. Các ngành này vẫn có mặt trên bảng xếp hạng của QS.

Đối với ngành khoa học máy tính và hệ thống thông tin, thứ hạng năm nay của ĐHQGHN từ nhóm 501-500 (năm 2020) đã xuống nhóm 601-650, đứng thứ 2 ở Việt Nam, sau Trường ĐH Bách khoa Hà Nội khi QS mở rộng số lượng cơ sở giáo dục được xếp hạng (từ 600 lên 650 trong tổng số 1.570 cơ sở giáo dục tham gia xếp hạng thuộc lĩnh vực này). Kết quả này là do điểm xếp hạng của chỉ số trích dẫn tăng vượt trội (18,6%) và H-index tăng 1,6% không bù được so với độ giảm điểm của chỉ số uy tín học thuật (-23,6%) và nhà tuyển dụng (-3%).

Đối với ngành toán học, thứ hạng vẫn được giữ nguyên so với năm 2020, xếp thứ 401-450 thế giới và thứ nhất ở Việt Nam. Ngành kỹ thuật cơ khí, hàng không và chế tạo đã lấy lại vị trí xếp hạng 451-500 trong 520 cơ sở giáo dục đại học so với năm 2020. Kết quả xếp hạng năm 2021, chỉ số H-index của ngành tăng vượt trội (18,7%), kế tiếp theo là tăng nhẹ ở chỉ số trích dẫn (tăng 1,9%). Trong khi đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đứng thứ hạng 401-450.

Đối với ngành vật lý và thiên văn học, năm 2021, ĐHQGHN là đơn vị duy nhất ở Việt Nam được xếp hạng, tăng lên vị trí 501-550 so với 551-600 trong năm 2020. Điểm của các tiêu chí tăng nhiều nhất ở điểm uy tín học thuật (tăng 3,2%), tăng 1,9% ở chỉ số H-index và giảm không đáng kể ở hai chỉ số còn lại (giảm 0,3% ở chỉ số trích dẫn và giảm 2,9% ở chỉ số uy tín nhà tuyển dụng).

Bảng xếp hạng các trường ĐH trên thế giới theo lĩnh vực của QS được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí, gồm uy tín trong giới hàn lâm, uy tín với nhà tuyển dụng, tỷ lệ trích dẫn trung bình trên một bài báo, chỉ số H-index đo lường năng suất và mức độ tác động của các công bố khoa học của đội ngũ giảng viên.

Các tiêu chí xếp hạng của QS nhấn mạnh vào đóng góp và tác động của chất lượng đào tạo của một ngành/lĩnh vực đào tạo đối với xã hội (thông qua đánh giá của học giả và nhà tuyển dụng) và các đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học (thông qua mức độ trích dẫn và chỉ số H-index).

Nhật Nam