• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dịch bệnh nguy hiểm đe dọa cây cao su

(Chinhphu.vn) - Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay tại tỉnh Bình Dương, Bình Phước đang xuất hiện bệnh vàng lá, rụng lá hại - bệnh nguy hiểm có tác hại lớn cho cây cao su...

02/07/2010 20:53

Ảnh minh họa

Diện tích cây cao su nhiễm bệnh tại tỉnh Bình Dương khoảng 230ha với tỷ lệ lá bị bệnh phổ biến từ 3-10%, nơi cao 20%, tập trung chủ yếu ở một số xã tại huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bến Cát. Tại tỉnh Bình Phước, bệnh vàng lá, rụng lá đã gây hại gần 300ha cao su.

Về nguyên nhân gây bệnh, Cục BVTV cho biết, theo kết quả giám định của Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, bệnh do nấm Corynespora cassiicola (berk&cut) wei họ Moniliales gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm có tác hại lớn cho cây cao su, bệnh xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1999.

Triệu chứng của bệnh vàng lá, rụng lá hại cây cao su: Trên lá vết bệnh màu đen có hình dạng xương cá dọc theo gân lá, gặp thời tiết thuận lợi vết bệnh lan rộng làm chết từng phần phiến lá, sau đó toàn bộ lá chuyển sang màu vàng và rụng từng một… 

Hiện nay do thời tiết nắng nóng, kết hợp với mưa đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và gây hại. Cây bị hại sẽ làm giảm sản lượng mủ, nếu cây bị bệnh nặng sẽ làm rụng toàn bộ lá và chết cây, bệnh có thể lây lan mạnh nhờ gió làm lan truyền bào tử từ cây bệnh sang cây khỏe.

Trước tình hình trên, trước mắt Cục BVTV đã đưa ra một số biện pháp phòng chống. Đó là tăng cường công tác điều tra để phát hiện sớm bệnh vàng lá, rụng lá hại cây cao su nhằm thông báo kịp thời đến nông dân; đồng thời cung cấp thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng để đưa tin về tình hình gây hại của bệnh và biện pháp phòng trừ, cũng như tập huấn, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả.

Về các biện pháp cụ thể, đối với những vườn bị bệnh cần tiến hành ngừng cạo mủ hoặc thực hiện cường độ cạo mủ 3 ngày/lần. Hạn chế việc bón đạm, tăng cường bón phân kali với liều lượng 60-70 kg/ha. Tăng cường công tác vệ sinh đồng ruộng bằng cách thu gom tàn dư cây bệnh đem chôn hoặc đốt. Tăng cường công tác thanh tra thuốc BVTV nhằm chống việc lợi dụng tăng giá, thuốc giả, thuốc không đạt chất lượng.

Kiều Liên