• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dịch COVID-19 vẫn là sự kiện y tế khẩn cấp toàn cầu

(Chinhphu.vn) - TS. Vũ Hương, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa thông tin, Đại hội đồng y tế công cộng khẩn cấp thế giới ngày 12/7 tiếp tục khẳng định, đại dịch COVID-19 vẫn là sự kiện y tế khẩn cấp toàn cầu. Triển khai nhanh liều tiêm nhắc lại chính là biện pháp đối phó quan trọng nhất với những diễn biến mới khó lường của biến thể BA.4, BA.5.

21/07/2022 18:31
Dịch COVID-19 vẫn là sự kiện y tế khẩn cấp toàn cầu - Ảnh 1.

Triển khai nhanh liều tiêm nhắc lại chính là biện pháp đối phó quan trọng nhất với những diễn biến mới khó lường của biến thể BA.4, BA.5 - Ảnh: VGP

Tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2022 diễn ra chiều 21/7, TS. Vũ Hương, đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, trong 6 tuần gần đây, có tới 5 tuần ghi nhận số ca mắc COVID-19 và tử vong gia tăng trên toàn thế giới, trong đó chỉ có 1 tuần số ca mắc đi ngang.

Ngày 12/7, Đại hội đồng y tế công cộng khẩn cấp thế giới tiếp tục nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 vẫn là sự kiện y tế khẩn cấp toàn cầu. Trên thế giới, biến thể BA.4, BA.5 của Omicron tiếp tục chiếm ưu thế. 

Tại Việt Nam, số ca mắc của tuần này tăng tới 21% so với tuần trước. Các ca mắc biến thể BA.4 và BA.5 đang gia tăng. Tại các tỉnh miền Bắc, TS. Ngũ Duy Nghĩa, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, từ tháng 1-5/2022, số ca mắc biến chủng Omicron chiếm khoảng 70%; đến tháng 6, 100% số ca giải trình tự gene là biến chủng Omicron; tháng 7 ghi nhận biến chủng BA.5 đang chiếm xu hướng hoàn toàn ở miền Bắc.

Đối với phía nam, TS. Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cũng cho biết, cách đây 3-4 tuần, TPHCM có xuất hiện ổ dịch biến chủng Delta. Tuy nhiên gần đây, các ca bệnh mắc biến thể BA.2, BA.4, BA.5 của biến chủng Omicron đang chiếm dần ưu thế. Đặc biệt, biến thể BA.4, BA.5 có thể lẩn tránh miễn dịch. 

Triển khai nhanh liều tiêm nhắc để đối phó biến chủng mới

Đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, đến nay, Việt Nam vẫn là một trong các quốc gia có tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 cao nhất thế giới. 

Theo mục tiêu của thế giới, đến 30/6/2022, các quốc gia sẽ bao phủ 70% dân số được tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản. Tuy nhiên, mục tiêu này chưa đạt, hiện mới chỉ có 58/198 quốc gia đạt được mục tiêu 70% dân số được tiêm vaccine COVID-19. Trong khi Việt Nam đã đạt được mục tiêu này từ tháng 12/2021.

Đặc biệt, đối với biến thể BA.4, BA.5 và các biến thể mới có diễn biến rất khó lường, tuy nhiên giải pháp can thiệp quan trọng nhất để chống lại biến thể mới giai đoạn này đó chính là triển khai nhanh việc tiêm mũi nhắc lại cho người dân, nhất là đối tượng trên 18 tuổi.

"Đây là yếu tố quan trọng nhất trong thời gian điểm hiện tại và chính là biện pháp đối phó với những diễn biến mới khó lường trước của biến thể mới", TS. Vũ Hương nhấn mạnh.

Đại diện WHO khuyến cáo các địa phương cần có yêu cầu cao hơn về báo cáo số liệu tiêm, trong đó cân nhắc nguyên tắc phân bổ tiêm vaccine theo nhóm nguy cơ đầu tiên, vì nhóm này đe dọa việc nhập viện và khó khăn nhất.

TS. Vũ Hương cũng nhấn mạnh, có nhiều trẻ trong giai đoạn chống dịch (2020, 2021) và hiện nay chưa được tiêm chủng phòng những bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vì vậy, những bệnh này có nguy cơ quay trở lại rất lớn, đặc biệt là sởi. Việt Nam cần rà soát các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng năm 2020, 2021, nếu mũi tiêm nào thấp cần tổ chức tiêm vét hoặc tổ chức chiến dịch tiêm nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch chồng dịch.

Hiền Minh