• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điểm chuẩn vào các trường ĐH lớn giảm nhẹ

(Chinhphu.vn) - Tới 17h chiều nay (6/8), tất cả các trường đại học (ĐH) sử dụng điểm thi THPT quốc gia 2018 để xét tuyển sẽ công bố điểm chuẩn.

06/08/2018 09:53

Tính đến ngày 5/8, đã có hơn 20 trường ĐH sử dụng học bạ trung học phổ thông để xét tuyển đã
công bố điểm chuẩn năm 2018. Qua thống kê, điểm chuẩn của những trường đã công bố đều giảm hơn so với năm 2017 từ 3-4 điểm.

Còn đối với trường tốp dưới và trung, năm nay không có biến động nhiều về điểm chuẩn. Với những trường tốp trên, điểm chuẩn 2018 có nhiều biến động theo hướng giảm nhẹ. Lý do bởi đề thi THPT quốc gia năm nay được đánh giá là khó hơn năm 2017.

Tuy nhiên, điểm chuẩn của một số trường “tốp" trên vẫn duy trì ở mức cao như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương…

Cụ thể, điểm chuẩn trúng tuyển các chương trình đào tạo chuẩn của ĐHBK Hà Nội tương đối cao so với các trường đại học trên cả nước, dao động từ 20 điểm đến 25,35 điểm (chương trình đào tạo Công nghệ thông tin có điểm trúng tuyển cao nhất). Với mức điểm chuẩn này, Trường dự kiến tuyển khoảng 100,05% so với số lượng đã đăng ký với Bộ GD&ĐT.

Theo đại diện ĐHBK Hà Nội, kết quả này cho thấy, mục tiêu "Đảm bảo chất lượng đầu vào - Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội" đã đạt được; dự báo điểm chuẩn trúng tuyển mà Trường công bố vào ngày 13/7/2018 tương đối sát và giúp thí sinh điều chỉnh nguyện vọng phù hợp. Chỉ có 9/52 chương trình đào tạo có điểm chuẩn chính thức vượt hơn mức điểm chuẩn dự kiến, nhưng đều tập trung ở các ngành đào tạo nhóm trên (có nhu cầu lớn về nhân lực chất lượng cao). Việc các chương trình đào tạo hướng đến đáp ứng nhu cầu nhân lực của Cách mạng Công nghiệp 4.0 như khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính có điểm trúng tuyển cao hơn so với dự kiến (24,95 điểm và 23,55 điểm) là minh chứng về trách nhiệm xã hội và thành công trong nỗ lực truyền thông của Trường.

Một điểm đáng ghi nhận khác từ kết quả tuyển sinh năm 2018 của ĐHBK Hà Nội là điểm trúng tuyển của một số chương trình đào tạo quốc tế và chương trình tiên tiến đã được nâng lên so với các năm trước. 4/8 chương trình đào tạo quốc tế (gồm Quản lý công nghiệp - Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng - ĐH Northampton, Anh; Hệ thống thông tin - ĐH Grenoble, Pháp; Cơ điện tử -Đại học Nagaoka, Nhật Bản) có điểm chuẩn bằng hoặc cao hơn so với một số chương trình đào tạo chuẩn. Các chương trình tiên tiến như Công nghệ thông tin Việt-Nhật, Công nghệ thông tin ICT, Chương trình tiên tiến Điều khiển-Tự động hoá và Hệ thống điện, Chương trình tiên tiến Điện tử-Viễn thông, Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Y sinh... có điểm chuẩn rất sát với các chương trình chuẩn cùng ngành. Điều này một lần nữa khẳng địnhtính đúng đắn trong mục tiêu nâng cao chất lượng các chương tình đào tạo quốc tế  cũng như quốc tế hoá các chương trình đào tạo của ĐHBK Hà Nội. Những chương trình này đã thu hút được số lượng đáng kể các thí sinh có năng lực học tập tốt, 52% số sinh viên trúng tuyển các chương trình đào tạo quốc tế có tổng các môn xét tuyển lớn hơn 20 điểm. 

Hội đồng tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2018 của Đại học Kinh tế quốc dân cũng đã thông qua điểm chuẩn, ngành có điểm chuẩn cao nhất (không nhân hệ số) là Kinh tế quốc tế với 24,35 điểm và thấp nhất là Quản lý đất đai với 20,5 điểm. Năm nay, điểm trúng tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh là 30,75 điểm (tiếng Anh nhân hệ số 2).

Đại học Ngoại thương áp dụng mức điểm chuẩn với nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế Quốc tế và Luật (NTH01) là 24,1 điểm; nhóm ngành Kinh doanh Quốc tế và Quản trị Kinh doanh Quốc tế (NTH02) là 24,1 điểm; nhóm ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh của cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh (NTS01) là 24,25 điểm. Đây là mức điểm trung tuyển cao nhất đối với tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa).

Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố điểm trúng tuyển vào các ngành của trường năm 2018 với mức điểm cao nhất thuộc về ngành Công nghệ Thông tin, lấy điểm chuẩn 23,75 điểm; tiếp đến là Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử 22 điểm. Điểm trúng tuyển thấp nhất năm nay của trường là 18 điểm, thuộc về ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng.

Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) có mức điểm trúng tuyển cao nhất là ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc lấy 33 điểm, ngành Ngôn ngữ Nhật lấy 32,5 điểm.

Năm nay, điểm trúng tuyển cao nhất của khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội là 22,75 điểm (ngành Y khoa). Điểm chuẩn các ngành còn lại là 22,5 điểm đối với Dược học và 21,5 điểm với Răng Hàm Mặt.

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) có mức trúng tuyển vào ngành Đông phương học cao nhất là 27 điểm, theo tổ hợp xét tuyển C00 (Văn, Sử, Địa). Điểm khối D vào ngành này dao động từ 18-22 điểm. Ngành Quản trị Lữ hành khách sạn lấy 24,25 điểm.

Tại khu vực phía nam, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh có điểm chuẩn ngành cao nhất là nhóm ngành khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính với 23,25 điểm. Đối với bậc đại học chính quy chất lượng cao, giảng dạy bằng tiếng Anh, ngành có điểm chuẩn cao nhất là Khoa học máy tính với 22 điểm.

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn chính thức, với ngành Công nghệ thông tin (hệ đại trà) có điểm chuẩn cao nhất 21,8 điểm và không có ngành nào điểm chuẩn dưới 16 điểm.

Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) có mức điểm trúng tuyển cao nhất là ngành Kỹ thuật phần mềm với 23,3 điểm.

Trong số 16 ngành đào tạo theo phương thức xét tuyển kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia 2018 của Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, ngành Quan hệ Quốc tế và Ngôn ngữ Nhật có điểm trúng tuyển cao nhất là 20 điểm. Hai ngành Luật quốc tế, Thương mại Điện tử cùng lấy điểm chuẩn là 19 điểm. Các ngành còn lại có mức trúng tuyển dao động từ 16-18 điểm.

Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh có mức điểm chuẩn cao nhất là 24,5 điểm (ngành Luật thương mại quốc tế), thấp nhất 19 điểm (ngành Quản trị kinh doanh). Trường đã tuyển đủ chỉ tiêu và không xét tuyển bổ sung.

Tại khu vực miền Trung, một số trường cũng đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển. Cụ thể, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh có mức điểm trúng tuyển cao nhất là 17 điểm với ngành Sư phạm Công nghệ. Các ngành còn lại lấy điểm chuẩn từ 13,5-14 điểm.

Đại học Nha Trang, ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành có điểm trúng tuyển cao nhất là 18 điểm. Hai ngành Ngôn ngữ Anh và Quản trị Kinh doanh lấy điểm chuẩn lần lượt là 17,5 điểm và 17 điểm. Điểm chuẩn các ngành còn lại dao động từ 14-16 điểm.

Theo lịch tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018 của Bộ GD&ĐT, hạn cuối để các trường công bố điểm chuẩn trúng tuyển là 17h ngày 6/8/2018.

Các thí sinh truy cập website của các trường để nắm rõ thời gian xác nhận nhập học và thời gian làm thủ tục nhập học của từng trường để thực hiện theo đúng quy định. Những thí sinh xác nhận nhập học sau thời gian quy định của các trường được coi là từ chối nhập học.

Nhật Nam