• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

“Điểm danh” vũ khí hiện đại của Hải quân VN

(Chinhphu.vn) – “Hải Phòng” cùng “Hà Nội” và “Thành phố Hồ Chí Minh” tăng cường sức mạnh của Hải quân Việt Nam - đây là tiêu đề bài báo vừa được Đài tiếng nói nước Nga đăng tải.

10/12/2014 21:08

Theo bài báo, Công ty đóng tàu của Nga đã chuyển giao cho hải quân Việt Nam chiếc tàu ngầm diesel-điện kế tiếp loại "Varshavyanka" hoặc “Kilo” - theo phân hạng của phương Tây.

Những chiếc tàu ngầm loại này còn được mệnh danh là “hố đen trong đại dương" bởi đặc tính tiếng ồn cực thấp, giảm thiểu khả năng bị đối phương phát hiện.

Đây là chiếc "Varshavyanka" thứ ba được Nga chế tạo dành cho Việt Nam. Trong phiên chế của lực lượng hải quân đất nước, tàu ngầm mới nhận tên gọi "Hải Phòng". Hai chiếc đầu - "Hà Nội" và "Thành phố Hồ Chí Minh" đã hiện diện ở Cam Ranh.

Tại nhà máy đóng tàu ở Saint-Peterburg đang triển khai công việc với ba chiếc tàu ngầm khác. Như vậy, đơn đặt hàng của Việt Nam (sáu tàu ngầm) sẽ được hoàn thành đúng thời hạn.

Theo bài báo, kể từ năm 1992 đến nay, danh sách đặt hàng của Việt Nam mua vũ khí Nga khá rộng. Đó là các máy bay "Su-30MK2" và hệ thống tên lửa phòng không “Tor”, "Buk" và S-300. Trực thăng Nga loại tiên tiến "Mi-8" đã có vai trò hệ trọng trong cơ số máy bay trực thăng của Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Các tàu tuần tra loại "Gepard" dung tích 2.100 tấn và tốc độ 28 hải lý, được thiết kế dành để tìm kiếm phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên bề mặt, ngầm dưới nước và trên không.

Trang bị trên tàu gồm bốn bệ phóng pháo chống hạm và hai dàn phóng tên lửa chống tàu ngầm, máy bay trực thăng và pháo 76-mm. Theo đúng hạn trong hợp đồng, Hải quân Việt Nam sẽ nhận thêm cặp tàu thứ hai thuộc loại này.

Tàu tuần tra "Svetlyak” có chức năng bảo vệ biên giới biển trong khu vực 200 dặm ven bờ. Với dung tích 375 tấn, chiều dài 50 mét, tàu đạt tốc độ tối đa là 30 hải lý. Hai chiếc tàu như thế thuộc loạt đầu đã được bàn giao cho Việt Nam thể hiện mình một cách xứng đáng qua thực tế làm nhiệm vụ và trên cơ sở kiểm chứng kết quả vận hành của số tàu này, Việt Nam đã đặt hàng chế tạo thêm hai chiếc nữa.

Còn sau khi xem xét mẫu tàu tuần phòng mang tên lửa "Molnya” của Nga, ban lãnh đạo Việt Nam đã nêu đề xuất ký kết thỏa thuận liên Chính phủ để triển khai sản xuất tại Việt Nam hơn chục chiếc tàu loại này với giấy phép của Nga. Thỏa thuận đang được thực thi thành công tại hãng đóng tàu "Ba Son" ở thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện diện tại Việt Nam còn có các tổ hợp tên lửa Nga "Bastion". Thành phần chiến đấu của mỗi tổ hợp bao gồm đến 36 tên lửa hành trình "Yakhont". Đó là các tên lửa tự dẫn hướng chống hạm siêu thanh với đầu đạn nặng hơn 200 kg. Vũ khí này đủ sức triệt hạ mục tiêu ở khoảng cách đến 300 km.

Mỗi tổ hợp có thể bao quát bảo vệ hơn sáu trăm cây số bờ biển và kiểm soát vùng nước diện tích 200.000 km vuông.

Theo quan điểm của các chuyên viên Nga, hiện tại không một lực lượng hải quân nào trên thế giới có được phương tiện hữu hiệu để chống tên lửa "Bastion".

Bài báo khẳng định, trong toàn bộ hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga với các nước ngoài, Việt Nam vững vàng chiếm một vị trí ở hàng đầu.

PV