• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điểm mới trong dự thảo Điều lệ trường Tiểu học

(Chinhphu.vn) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Điều lệ Trường tiểu học sửa đổi (Điều lệ) để lấy ý kiến nhân dân. Trong đó, Bộ đề xuất một số điểm điều chỉnh, bổ sung so với Điều lệ hiện hành.

20/07/2015 08:52
Ảnh minh họa
Lớp tiểu học có thể bầu chủ tịch hội đồng tự quản

Theo dự thảo, học sinh đ­ược tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, lớp phó hoặc chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh.

Mỗi lớp học chia thành các tổ hoặc ban hoặc nhóm học sinh. Mỗi tổ, ban, nhóm có tổ trưởng, tổ phó hoặc trưởng ban, phó ban, nhóm trưởng, thư ký do học sinh trong tổ, ban, nhóm bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học.

Ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, có thể tổ chức lớp ghép học sinh nhiều trình độ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học. Số lượng học sinh và số lớp trình độ trong một lớp ghép phù hợp năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện địa phương.

Học sinh được trực tiếp bày tỏ ý kiến, nguyện vọng

Theo Điều lệ hiện hành, học sinh phải đáp ứng 5 nhiệm vụ chính. Tại dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến quy định 6 nhiệm vụ của học sinh gồm: 1- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường; chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục; 2- Sống trung thực, kỉ luật. Chấp hành nội quy nhà trường; 3- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn; 4- Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân; 5-  Giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông; 6- Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

Về quyền của học sinh, so với Điều lệ hiện hành, tại dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sửa đổi, bổ sung 2 nội dung sau: 1- Học sinh được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình; đ­ược đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện; 2- Học sinh được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được trực tiếp bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về việc xây dựng nhà trường và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của học sinh; được chăm sóc và giáo dục hoà nhập (đối với học sinh khuyết tật) theo quy định.

Không công bố tên học sinh có khuyết điểm trước lớp

Đặc biệt, nhằm khuyến khích học sinh tiến bộ, dự thảo nêu rõ, học sinh có tiến bộ vượt bậc, có thành tích nổi bật trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấp quản lí giáo dục khen thưởng theo các hình thức: Khen trước lớp; khen trước toàn trường; tặng giấy khen.

Đối với học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện, giáo viên không được công bố tên học sinh trước cả lớp và tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp sau: Nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn; thông báo với gia đình nhằm giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.

Tuệ Văn