• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điểm sáng từ một trường tiểu học vùng cao

(Chinhphu.vn) - Nằm ở vùng cao của tỉnh Kon Tum, Trường tiểu học Ngọc Tụ đã biết tận dụng mọi nguồn lực, chủ động, sáng tạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp dạy và học cũng như chăm lo đời sống cho các em học sinh dân tộc thiểu số.

04/01/2014 17:18

Sử dụng hiệu quả trang thiết bị

Trường tiểu học Ngọc Tụ, xã Ngọc Tụ, huyện Đắk Tô, Kon Tum, có đến 5 điểm trường với 337 học sinh người dân tộc thiểu số, phân tán rải rác giữa vùng cao nguyên.

Thầy Trần Văn Định, Hiệu trưởng Trường tiểu học Ngọc Tụ, nhớ lại: Những năm trước đây, hầu hết các điểm dạy học của trường được dựng bằng tranh tre nứa lá. Bàn ghế, thiết bị và đội ngũ giáo viên còn thiếu thốn đủ bề. Khó khăn hơn là người dân địa phương còn xem nhẹ việc học của con em mình.

Trường tiểu học Ngọc Tụ đã phát huy hiệu quả của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Ảnh: VGP/Thế Phong

Tuy nhiên, với các nguồn lực đầu tư dành cho trường học vùng khó khăn, hiện nay, trường Ngọc Tụ đã thu hút được 32 cán bộ giáo viên, 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 5 giáo viên là người dân tộc thiểu số. Nhà trường cũng đã xây dựng 19 phòng học kiên cố, thoáng mát và trang bị đầy đủ các phòng chức năng như phòng tin học, nhà hiệu bộ, phòng thư viện, phòng hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, phòng truyền thống đội, có khu sân chơi, bãi tập, có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh...

Và khó khăn lớn nhất là phát huy tối đa năng lực của đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Thầy Định chia sẻ: Mấy năm trở lại đây, song song với việc ứng dụng CNTT vào dạy học, nhà trường đã tăng cường các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo cho các em không khí “vui mà học”.

Một lớp học của Trường Ngọc Tụ. Ảnh: VGP/Thế Phong

Đặc biệt, tổ chức tốt các chuyên đề chuyên môn, đổi mới công tác dạy học phù hợp với đặc điểm, đối tượng học sinh nhằm tạo điều kiện cho giáo viên phát huy hết năng lực chuyên môn và quyền lợi được thụ hưởng của học sinh từ các chính sách hỗ trợ cho giáo dục vùng khó.

Chung tay xây dựng nhà bán trú 

Vừa nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh, vừa để duy trì sĩ số học sinh, đồng thời để tạo dựng mối gắn kết giữa học sinh với trường học và thầy cô giáo, Nhà trường chủ động tổ chức mô hình “Bán trú dân nuôi”. 

Theo đó, từ năm 2009, trường Ngọc Tụ đã vận động phụ huynh đóng góp công sức, vật liệu, thực phẩm để làm nhà bán trú dành cho học sinh ở xa trường có điều kiện ăn, ngủ ngay tại trường để học tập. Từ sự đóng góp của phụ huynh và cộng đồng địa phương, đã dựng được một nhà bán trú và một bếp ăn làm bằng ván lợp tôn. Phòng GDĐT huyện cũng cấp phát giường, chiếu, chăn màn phục vụ học sinh ở lại. 

Với mô hình này, ban đầu, chỉ có 49 học sinh được ăn ở bán trú tại trường 5 buổi/tuần, đến nay, đã có 176/337 học sinh cả ở điểm chính và điểm lẻ được hỗ trợ ăn trưa bán trú tại nhà trường.

Để mô hình “Bán trú dân nuôi” phát huy tốt hiệu quả, nhà trường đã tổ chức tổ chức các hoạt động ăn, ở, học kết hợp với giải trí thu hút các em ở lại trường. Ngoài ra, trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các chuyên đề, hoạt động thể thao, các trò chơi dân gian, múa hát, chiếu phim dành cho các em, nên chất lượng học sinh dân tộc thiểu số vì thế ngày càng được nâng cao, không còn tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.

Ảnh: VGP/Thế Phong

Gỡ nút thắt tiếng Việt

Từ thành công trong việc “xây dựng thế trận lòng dân” đối với sự học của con em, các giáo viên trường Ngọc Tụ đã chú trọng đến dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số qua việc thực hiện tăng thời lượng dạy học.

Với kinh nghiệm của một giáo viên gắn bó lâu năm với vùng cao, thầy Định tâm sự: Chìa khóa cho việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số là ngôn ngữ tiếng Việt. Bởi vậy, trường đã thực hiện tốt việc xây dựng môi trường tiếng Việt cho học sinh, tạo dựng một môi trường giao tiếp tiếng Việt ngay trong lớp học, ngoài sân trường.

Đồng thời, xây dựng các mô hình thư viện di động, thư viện xanh, thư viện lớp em nhằm tạo ra các kênh giao tiếp giúp học sinh tiếp nhận ngôn ngữ tiếng Việt một cách có hệ thống. Hằng năm, trên cơ sở khảo sát chất lượng, nhà trường triển khai phân loại học sinh theo từng mức độ khác nhau và chủ động xây dựng kế hoạch phụ đạo sát đối tượng học sinh.

Một khi nút thắt “học sinh dân tộc thiểu số yếu tiếng Việt” được tháo bỏ thì rào cản của vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số gần như đã được giải quyết.

Thế Phong