• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Diễn biến trái chiều trên thị trường nông sản và nguyên liệu công nghiệp thế giới

(Chinhphu.vn) - Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh đỏ đan xen trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch ngày 30/7.

31/07/2024 09:29
Diễn biến trái chiều trên thị trường nông sản và nguyên liệu công nghiệp thế giới- Ảnh 1.

Trong khi có 6/7 mặt hàng nhóm nông sản đồng loạt giảm giá thì nhiều mặt hàng chủ chốt nhóm nguyên liệu công nghiệp lại bật tăng. Lực bán tiếp tục chiếm ưu thế đẩy chỉ số MXV-Index hạ thêm 0,27% xuống 2.112 điểm.

Sắc đỏ bao trùm bảng giá ngũ cốc

Đóng cửa ngày giao dịch hôm qua, giá ngô hợp đồng tháng 12 quay đầu giảm mạnh 1,76%, tiến sát vùng đáy 4 năm được thiết lập vào giữa tháng này. Trong bối cảnh tình hình mùa vụ Mỹ diễn biến tích cực hơn, áp lực bán đè nặng lên giá ngay sau mở cửa.

Trong báo cáo Tiến độ mùa vụ (Crop Progress) được công bố sáng sớm hôm qua, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết khoảng 68% diện tích ngô của nước này đạt chất lượng tốt/tuyệt vời trong tuần kết thúc ngày 28/7, tăng 1 điểm phần trăm so với một tuần trước và cao hơn mức 66% kỳ vọng trung bình của thị trường. Vụ ngô Mỹ có cải thiện chất lượng bất chấp cây trồng phải đối mặt với thời tiết khô hạn trong tuần đánh giá, dấy lên lo ngại rằng mùa vụ có thể bị ảnh hưởng. Dữ liệu tích cực trong báo cáo Crop Progress đã tác động “bearish” mạnh lên giá.

Diễn biến trái chiều trên thị trường nông sản và nguyên liệu công nghiệp thế giới- Ảnh 2.

Bên cạnh đó, dự báo thời tiết cho thấy mưa sẽ xuất hiện ở Midwest - vùng trồng ngô trọng điểm của Mỹ trong những ngày tới. Mưa sẽ cung cấp lượng nước cần thiết cho cây trồng, tạo điều kiện thuận lợi để ngô bước vào giai đoạn phát triển năng suất quan trọng trong tháng 8.

Giá lúa mì hợp đồng tháng 9 diễn biến khá giằng co trong phiên hôm qua và đóng cửa với mức giảm 1,32% khi đóng cửa. USDA cho biết, khoảng 82% lúa mì đông của Mỹ đã được thu hoạch tính tới ngày 28/7, tăng 6 điểm phần trăm so với một tuần trước đó. Tuy thấp hơn mức 83% dự đoán trung bình của thị trường, nhưng tốc độ thu hoạch năm nay đều vượt qua các dữ liệu lịch sử. Thu hoạch lúa mì đông của Mỹ diễn ra nhanh chóng đã gây sức ép lớn lên giá mặt hàng này.

Giá ca cao nhảy vọt hơn 5%

Khép lại phiên giao dịch ngày 30/7, thị trường nguyên liệu công nghiệp diễn biến giằng co. Đáng chú ý là ca cao khi giá mặt hàng này dẫn đầu đà tăng của nhóm, nhảy vọt 5,44% so với tham chiếu. Mùa vụ ca cao tại Bờ Biển Ngà có những dấu hiệu cải thiện nhưng chưa đủ để lấn át tình trạng thiếu hụt trên thị trường hiện tại.

Nông dân tại quốc gia xuất khẩu ca cao lớn nhất thế giới cho biết những đợt nắng mưa nhẹ đan xen lẫn nhau vào cuối tuần trước đã thúc đẩy vụ mùa ca cao chính (tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau) tại Bờ Biển Ngà. Họ cũng kỳ vọng sản lượng thu hoạch sẽ đáng kể vào tháng 9 và tăng dần từ tháng 10 đến tháng 12.

Diễn biến trái chiều trên thị trường nông sản và nguyên liệu công nghiệp thế giới- Ảnh 3.

Tuy vậy, thị trường hiện tại vẫn đang trong trạng thái thiếu hụt nguồn cung. Các nhà xuất khẩu ca cao tại Bờ Biển Ngà ước tính, đến ngày 28/7, lượng hàng cập cảng đạt 1,655 triệu tấn, giảm 27,1% so với cùng kỳ mùa trước.

Trong một diễn biến khác, giá đường 11 tiếp tục tăng 0,58% trong phiên hôm qua. Lo ngại nguồn cung thu hẹp tại Brazil tiếp tục là yếu tố chính đẩy giá đi lên. Hãng tư vấn Safras&Mercado cho biết hoạt động ép mía tại khu vực Trung Nam của Brazil trong nửa đầu tháng 7 đang phải đối mặt với thời tiết hạn hán kể từ mùa thấp điểm trước đó.

Công ty này dự báo năng suất và chất lượng mía sẽ tiếp tục đi xuống do ảnh hưởng của đợt hạn hán hán kéo dài này. Cụ thể, lượng mía ép trong nửa đầu tháng 7 đạt 43,17 triệu lít, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, trong nửa đầu tháng, khu vực canh tác mía đường lớn nhất tại quốc gia Nam Mỹ này cũng đã sản xuất được 2,93 triệu tấn, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước.