• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điện Kremlin thông báo cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ

(Chinhphu.vn) - Ngày 2/11, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp nhau ở Buenos Aires (Argentina) nhân hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 tổ chức tại quốc gia Nam Mỹ này.

03/11/2018 14:58

Trả lời phóng viên báo chí, Trợ lý Tổng thống Nga, ông Yury Ushakov tuyên bố cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20 (từ 30/11 đến 1/12) ở Argentina “là cuộc gặp có “quy mô đầy đủ”.

Theo lời ông Yury Ushakov “cuộc gặp ở Buenos Aires còn đang được thỏa thuận”.

Trợ lý Tổng thống Nga còn cho biết nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất” (11/11/1918-11/11/2018), ông Putin và ông Donald Trump sẽ gặp nhau “một cách ngắn gọn” tại Paris (Pháp).

Trước đó, ngày 29/10, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga Putin muốn thảo luận với người đồng cấp Mỹ về kế hoạch của Washington rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trong cuộc gặp ở Paris vào ngày 11/11 tới.

INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 km tới 5.500 km).

Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu luôn coi INF là cơ sở giúp kiểm soát vũ khí, đồng thời quan ngại rằng việc Hiệp ước INF sụp đổ có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới./.

(nguồn: TTXVN, Sputnik)