• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điện lực miền Nam tiến đến thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

(Chinhphu.vn) - Để thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã và đang tích cực triển khai thu tiền điện không dùng tiền mặt tới tất cả các công ty điện lực thành viên tại 21 tỉnh, thành phố thuộc địa bàn quản lý.

06/11/2019 14:02
EVN SPC đang thực hiện nhiều giải pháp để thực hiện thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt. Ảnh: VGP/Minh Thi
Theo Nghị quyết 02, trước tháng 12/2019 tất cả các trường học, bệnh viện, công ty điện, công ty cấp, thoát nước, công ty vệ sinh môi trường, các công ty viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ.

Trước đó, giai đoạn 2015-2018, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các công ty điện lực thành viên đã đẩy mạnh việc triển khai mở rộng hợp tác với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp dịch vụ ví điện tử để triển khai việc đa dạng hóa hình thức thanh toán và hướng tới mục tiêu không sử dụng tiền mặt.

Từ ngày 21/12/2018, EVN đã chính thức đưa các dịch vụ điện trực tuyến đang cung cấp lên mức độ 4 và hoàn thành việc kết nối cung cấp dịch vụ điện tại trung tâm hành chính công và cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến của tất cả 63 tỉnh, thành phố.

Trong năm 2019, nhằm triển khai các biện pháp đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 4 theo yêu cầu tại Nghị quyết 02, EVN sẽ triển khai các giải pháp thu tiền điện bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như trích nợ tự động, SMS và mobile banking, internet banking, ví điện tử, ủy nhiệm thu/ủy nhiệm chi và thanh toán trực tuyến trên website của điện lực...; ưu tiên các hình thức trích nợ tự động/ủy nhiệm thu/ủy nhiệm chi, qua đó giảm dần và tiến tới không còn việc thu tiền tại nhà.

Tại EVN SPC, Tổng công ty đã có nhiều giải pháp tích cực để triển khai tới các công ty thành viên, đồng thời kết nối với nhiều đơn vị như ngân hàng, mạng điện thoại… để hỗ trợ, hướng dẫn người dân tham gia thanh toán tiền điện qua chuyển khoản và các hình thức thanh toán khác.

Đơn cử tại Cần Thơ hiện nay, tất cả 9 quận, huyện đã sử dụng hóa đơn tiền điện hình thức điện tử, vì vậy, khách hàng đến điện lực, ngân hàng hay các tổ chức thu trung gian sẽ nhận được phiếu thu (biên nhận thanh toán) và có thể tải hóa đơn điện tử tại địa chỉ http://cskh.evnspc.vn. Ngoài ra, khách hàng có thể đến thanh toán tiền điện tại các điểm thu hộ như tại các cửa hàng tiện lợi VinMart, chuỗi cửa hàng điện thoại của Phương Tùng, FPT shop, các cửa hàng của Viettel... Tại đây, chấp nhận thanh toán bất cứ ngày nào trong tuần.

Theo Công ty Điện lực Cần Thơ, mục tiêu của công ty là đến hết năm 2019 sẽ đạt được 160.000 khách hàng, năm 2020 sẽ đạt trên 190.000 khách hàng sử dụng hình thức trả tiền qua ngân hàng và các tổ chức trung gian.

Tại Công ty Điện lực Bạc Liêu, để xúc tiến mạnh cho công tác thu tiền điện không dùng tiền mặt, trong thời gian vừa qua đã thành lập tổ chuyên trách bao gồm phó giám đốc kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh, nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ trực tiếp đến các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan và đơn vị trực thuộc UBND huyện, ủy ban MTTQ trên địa bàn để triển khai công tác thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt, đồng thời hỗ trợ người lao động của đơn vị chọn hình thức thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt phù hợp nhất.

Về phương thức thanh toán, khách hàng có nhiều lựa chọn cho việc thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt như: Đăng ký trích nợ tự động hàng tháng qua các ngân hàng, internet banking, ủy nhiệm chi/ủy nhiệm thu, thanh toán trực tuyến trên website chăm sóc khách hàng EVN SPC, bankplus của Viettel, thanh toán qua các ứng dụng và ví điện tử như Viettelpay, Momo, Payoo, Zalopay...  Sự đa dạng này nhằm hỗ trợ khách hàng thanh toán tiền điện được thuận lợi hơn.

Hay tại Công ty Điện lực Đồng Tháp, để tạo sự lan tỏa sâu rộng đến cộng đồng, công ty đã tổ chức thông báo cho khách hàng sử dụng điện biết thời điểm chính thức triển khai thực hiện thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt; cử nhân viên của điện lực trực tiếp đến từng nhà để hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng các hình thức thanh toán, các thủ tục đăng ký thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, phối hợp với các hội, đoàn thể, các cơ quan truyền thông để tuyên truyền cho khách hàng các hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, thời điểm triển khai thực hiện. Đồng thời vận động khách hàng tham gia hưởng ứng; phối hợp với các ngân hàng, các tổ chức thanh toán trung gian để triển khai thực hiện thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt; làm việc với các ban, ngành, địa phương để vận động cán bộ, công nhân viên tham gia...

Anh Lê Hoài Nam, ngụ xã Hội An Đông (huyện Lấp Vò) cho biết: “Việc tích cực tuyên truyền để người dân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt cho thấy ngành điện đang thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ, đồng thời cũng là sự đổi mới rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng của ngành”.

Minh Thi