• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Diễn tập ứng phó sóng thần

Việt Nam được dự báo có thể xảy ra nguy cơ sóng thần khi các đới đứt gãy trên khu vực biển Đông hoạt động mạnh gây động đất.

18/04/2011 16:26

Ông Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, theo tính toán của các nhà khoa học và kịch bản nguy cơ sóng thần ở Việt Nam, những trận động đất mạnh từ 8,3 độ richter trở lên xảy ra ở đới chìm Manila thuộc vùng biển ngoài khơi Philippines sẽ gây sóng thần ở bờ biển Việt Nam. Thực tế cho thấy, năm 2006, trên vùng biển này đã có động đất mạnh 8,2 độ richter nhưng không gây sóng thần đối với nước ta.

Kịch bản đưa ra, nếu động đất xảy ở đới chìm Manila có cường độ 8,3 độ richter thì sẽ gây sóng thần cao 5m tại vùng ven biển Quảng Ngãi và 2m tại vùng biển Nha Trang. Trong khi đó, nếu động đất xảy ra tại khu vực này mạnh tới 9,2 độ richter thì sẽ gây sóng thần cao 10m tại vùng bờ biển Quảng Ngãi và 5m tại vùng biển Nha Trang. Trong trường hợp, động đất tại đới chìm Manila gây sóng thần thì phải mất ít nhất 2 giờ đồng hồ, sóng thần mới có thể ập vào bờ biển miền Trung nước ta. Với hệ thống tiếp nhận và cảnh báo, chúng ta sẽ có thể phát đi cảnh báo sóng thần sau khi động đất xảy ra 10 - 20 phút. Như vậy, chúng ta có hơn một giờ đồng hồ để sơ tán dân, tránh rủi ro.

Với những dự báo và kịch bản như trên, Thiếu tướng Phạm Hoài Giang, Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn (UBQG TKCN) cho biết, vào tháng 9 tới, sẽ diễn tập ứng phó động đất và sóng thần ở Đà Nẵng, sau đó căn cứ vào tình hình thực tế ở những tỉnh có nguy cơ xảy ra động đất, sóng thần cao tiếp tục tổ chức diễn tập. “Chúng ta phải lên phương án cho mọi tình huống để có các biện pháp ứng phó chủ động trước, nếu không, khi sự việc xảy ra thì đã quá muộn”, Thiếu tướng Phạm Hoài Giang nhấn mạnh.

Theo đó, tình huống giả định, một trận động đất mạnh xảy ra ở bờ tây Philippines , tạo ra sóng thần tràn vào bờ biển khu vực Trung bộ của nước ta. Qua đó, kiểm tra hệ thống thông tin cảnh báo, từ trung tâm cảnh báo động đất và sóng thần, khi nhận biết được thông tin này, phát cảnh báo đến người dân và cơ quan chức năng mất bao lâu, cơ quan chức năng, ban, ngành ứng phó như thế nào? Làm thế nào để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống dân cư một cách nhanh nhất?

Theo Thiếu tướng Phạm Hoài Giang, Việt Nam hiện chưa có kinh nghiệm đối phó với sóng thần. Trong khi, đối phó với lụt bão có rất nhiều thời gian để chuẩn bị, còn với sóng thần, với kịch bản gần nhất mà Viện Vật lý địa cầu đưa ra, chúng ta có khoảng 1h30 để chuẩn bị tất cả. Bởi vậy, chúng ta phải học tập kinh nghiệm từ các nước hay phải chịu thảm họa của động đất, sóng thần. Tuy nhiên, hiện Việt Nam cũng đã chuẩn bị được về kế hoạch, phương án và trang thiết bị. Song, theo ông Phạm Hoài Giang cái quan trọng nhất vẫn là khả năng thông tin trước khi sóng thần ập đến, càng sớm càng tốt.

Không chỉ riêng ứng phó với động đất và sóng thần, sang năm, UBQG TKCN sẽ tổ chức cuộc diễn tập ứng phó với sự cố hóa chất độc hại do tác động cơ lý hoặc lý hóa… xảy ra sự cố cháy kho hóa chất. Theo đó, Phú Thọ sẽ là tỉnh được lựa chọn để thí điểm diễn tập thảm họa này.

Hải Dương