• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều chỉnh nội dung dạy học phổ thông theo hướng giảm tải

(Chinhphu.vn) - Để hạn chế, đi đến chấm dứt việc dạy thêm, học thêm tràn lan hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng tinh giảm, dành thời lượng để củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học cho học sinh, phụ đạo tại lớp đối với học sinh có học lực yếu kém.

30/03/2012 13:19

Trả lời chất vấn của Đại biểu Võ Ngọc Thứ - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang về các giải pháp để hạn chế và đi đến chấm dứt việc dạy thêm, học thêm đang diễn ra tràn lan hiện nay và thực hiện nghiêm Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã và đang tiến hành các giải pháp sau đây:

- Chủ động bàn bạc, trao đổi, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cấp quản lý, các ngành chức năng đề cao vai trò, trách nhiệm quản lý của Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm; mở rộng công tác tham gia giám sát của các đoàn thể ở địa phương và trong nhà trường, của Hội cha mẹ học sinh đối với việc dạy thêm, học thêm, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc, kịp thời các sai phạm trong việc thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm.

- Tiếp tục chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường phổ thông (theo công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 của Bộ GDĐT) với mục đích thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh.

- Chỉ đạo thực hiện hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng tinh giảm (theo công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 1/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), dành thời lượng để củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học cho học sinh, phụ đạo tại lớp đối với học sinh có học lực yếu kém.

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, cải tiến các công tác thi theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, giảm áp lực về kiểm tra, thi cử cho học sinh.

- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chế độ chính sách cải thiện đời sống của giáo viên.

- Về lâu dài, xây dựng lộ trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, thi cử theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên thực tế, tại một số tỉnh, thành phố, hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả là do những nguyên nhân cơ bản sau: Việc quản lý dạy thêm, học thêm của các cơ sở giáo dục ở một số địa phương còn lỏng lẻo, chưa nghiêm; một số giáo viên còn có tư tưởng vụ lợi trong việc dạy thêm, học thêm; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, hiệu quả; các vi phạm về dạy thêm, học thêm tràn lan chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân