• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều hành linh hoạt, tái cơ cấu mạnh mẽ: Ngành ngân hàng tăng tốc trong năm cuối kế hoạch 5 năm

(Chinhphu.vn) - Ngày 9/7, tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh: 2025 là năm cuối của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021–2025), cũng là năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội XIII. Đây là thời điểm bản lề để ngành ngân hàng tổng kết, đánh giá và nỗ lực đóng góp vào sự phát triển đất nước.

09/07/2025 16:32
Điều hành linh hoạt, tái cơ cấu mạnh mẽ: Ngành ngân hàng tăng tốc trong năm cuối kế hoạch 5 năm- Ảnh 1.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/HT

 Thách thức lớn, quyết tâm cao

Trong bối cảnh hàng loạt chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được ban hành, như Nghị quyết 57 về chuyển đổi số, Nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế, Nghị quyết 66 về pháp luật, và Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, ngành ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, điều hành chính sách tiền tệ năm nay gặp nhiều khó khăn. Thống đốc Hồng cho biết, các yếu tố bất ổn toàn cầu như căng thẳng địa chính trị, thay đổi chính sách thuế tại nhiều nước, đặc biệt từ Mỹ, đang tạo áp lực lớn lên hệ thống tài chính. Việt Nam, với nền kinh tế mở, cũng chịu nhiều ảnh hưởng.

Trong khi đó, mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên đặt ra yêu cầu cao đối với điều hành chính sách tiền tệ. Ngành ngân hàng phải bảo đảm vận hành hệ thống an toàn, hiệu quả, đồng thời thực hiện "mục tiêu kép": kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

"Nhiều việc lớn, việc khó, chưa có tiền lệ đã và đang được triển khai. Ngành ngân hàng tiếp tục giữ vai trò quan trọng, trong đó có việc tham gia xây dựng văn kiện Đại hội XIV của Đảng", Thống đốc nói.

Sắp xếp bộ máy: Quyết liệt nhưng thận trọng

Một trong những trọng tâm lớn của NHNN trong 6 tháng đầu năm là thực hiện sắp xếp lại tổ chức theo Nghị quyết 18. Đây là nhiệm vụ chưa từng có tiền lệ, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và chuẩn bị kỹ lưỡng.

Theo đó, NHNN đã thành lập Ban chỉ đạo, phối hợp với Bộ Nội vụ để cơ cấu lại bộ máy từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt, các chi nhánh NHNN cấp tỉnh, thành phố được tổ chức lại thành 15 khu vực, dựa trên điều kiện kinh tế, địa lý.

 "Sau 9 ngày thực hiện chính quyền 2 cấp, ngành Ngân hàng đã hoàn thành nhiệm vụ vừa thực hiện tinh gọn vừa đảm bảo đến toàn Ngành vận hành thông suốt", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết. Ngành ngân hàng cũng đồng thời rà soát, sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm để phù hợp mô hình mới

Điều hành linh hoạt, tái cơ cấu mạnh mẽ: Ngành ngân hàng tăng tốc trong năm cuối kế hoạch 5 năm- Ảnh 2.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/HT

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, ngành ngân hàng đã điều hành tiền tệ chủ động, linh hoạt.

Kết quả, GDP 6 tháng đầu năm tăng 7,52%, cao nhất trong gần 20 năm. Lạm phát bình quân chỉ 3,27%. Lãi suất cho vay bình quân ở mức 6,3%/năm, giảm 0,6 điểm phần trăm so với cuối năm 2024.

NHNN cũng điều hành tỷ giá linh hoạt, giữ ổn định thị trường ngoại hối. Đồng thời, NHNN công bố nguyên tắc phân bổ tín dụng từ cuối năm 2024, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động xây dựng kế hoạch.

Đặc biệt, NHNN đang đẩy mạnh lộ trình xóa bỏ "room tín dụng", thay thế bằng cơ chế kiểm soát theo tiêu chí an toàn cụ thể.

Tính đến cuối tháng 6, dư nợ tín dụng đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024 và 19,32% so với cùng kỳ – mức cải thiện đáng kể nhờ chính sách nhất quán, hiệu quả.

Triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm

Ngoài điều hành vĩ mô, NHNN cũng triển khai hàng loạt chương trình tín dụng mục tiêu theo chỉ đạo của Chính phủ.

Chương trình tín dụng cho nông – lâm – thủy sản đã giải ngân 94% kế hoạch chỉ trong 5 tháng, quy mô mở rộng lên 100.000 tỷ đồng. Chương trình cho người trẻ vay mua nhà ở xã hội đang được đẩy mạnh. Tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, chuyển đổi số với quy mô 500.000 tỷ đồng cũng đang được triển khai quyết liệt.

Công tác tái cơ cấu hệ thống ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu được đẩy mạnh. NHNN đã hoàn tất chuyển giao bắt buộc hai ngân hàng yếu kém, góp phần củng cố ổn định tài chính. Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, bảo đảm kỷ luật thị trường.

Song song, ngành ngân hàng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số – đây là hướng đi chiến lược để hiện đại hóa hệ thống, tăng tính minh bạch và phục vụ khách hàng tốt hơn.

Lãnh đạo Chính phủ đặc biệt quan tâm tới việc phối hợp giữa chính sách tiền tệ và tài khóa. Ngày 6/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện 104, yêu cầu NHNN tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt và phối hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát.

Thủ tướng cũng chỉ đạo các TCTD giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh chuyển đổi số để hạ lãi suất cho vay, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng và các ngành mới như kinh tế số, kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu NHNN trong tháng 7 phải hoàn thành xây dựng bộ tiêu chí kiểm soát an toàn tín dụng – bước quan trọng để dỡ bỏ hoàn toàn việc phân bổ hành chính "room tín dụng".

Ngoài ra, NHNN được giao rà soát, sửa đổi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng, trình Chính phủ trước ngày 15/7/2025 nhằm đảm bảo kiểm soát hiệu quả thị trường này trong bối cảnh biến động.

Với nhiều giải pháp quyết liệt và chiến lược rõ ràng, ngành ngân hàng đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc hoàn thành các mục tiêu năm 2025, tạo nền tảng ổn định cho giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế.

Anh Minh