• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện cấp hộ chiếu Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Bác của bà Trần Mỹ Lan (Quảng Ninh) sang định cư tại Italia từ năm 1939, đã nhập quốc tịch Italia nhưng hàng năm vẫn về thăm quê, có đăng ký tạm trú tại công an địa phương. Hiện nay, bác của bà Lan muốn làm hộ chiếu Việt Nam để tiện đi lại và được ở lâu dài tại Việt Nam.

29/01/2013 09:21

Tuy nhiên bác bà Lan không còn lưu giữ các giấy tờ có liên quan đến gốc Việt trước đây như Giấy khai sinh, Giấy chứng minh nhân dân... Bà Lan hỏi: Bác của bà cần làm những thủ tục gì để được cấp hộ chiếu Việt Nam?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời vấn đề bà Lan hỏi như sau:

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì đối tượng được cấp hộ chiếu quốc gia hoặc giấy tờ khác phù hợp để xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu của Việt Nam là công dân Việt Nam.

Trường hợp người bác của bà Trần Mỹ Lan đã nhập quốc tịch Italia mà bác bà không làm thủ tục xin giữ quốc tịch Việt nam thì đương nhiên người bác của bà bị mất quốc tịch Việt Nam. Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam, bác của bà Lan phải làm thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam mới được cấp hộ chiếu Việt Nam.

Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam

Khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định, người đã mất quốc tịch Việt Nam (trong đó có trường hợp mất quốc tịch do không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực 1/7/2009) có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

- Xin hồi hương về Việt Nam;

- Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

- Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam, hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:

- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;

- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

- Bản khai lý lịch;

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;

- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này (nêu trên).

Theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 10 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, các giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: Bản sao Giấy khai sinh; bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó.

Trường hợp bác của bà Trần Mỹ Lan muốn được cấp hộ chiếu Việt Nam phải xin trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu người bác bà Lan không còn giấy khai sinh, giấy căn cước thì có thể thay thế bằng các giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây.

Sau khi bác bà Lan làm thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam thì bác bà Lan có thể đề nghị cấp hộ chiếu Việt Nam.

Bác của bà Lan cần liên hệ với Đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Italia để thực hiện thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Tin liên quan:

>> Về việc cấp lại CMND và hộ chiếu

>> Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam

>> Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam

>> Về việc Việt kiều muốn nhập lại quốc tịch Việt Nam

>> Thủ tục để Việt kiều được chứng nhận có quốc tịch Việt Nam

>> Bộ Ngoại giao trả lời về việc thu phí cấp đổi hộ chiếu