• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện đối với xe chở người 4 bánh có gắn động cơ

(Chinhphu.vn) - Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT quy định về điều kiện đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế.

11/02/2015 13:51
Xe chở người 4 bánh có gắn động cơ (gọi tắt là Xe) là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có kết cấu để chở người, hai trục, ít nhất bốn bánh xe, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 30 km/h, số chỗ ngồi tối đa không quá 15 chỗ (kể cả chỗ ngồi của người lái). 

Theo đó, để đảm bảo việc duy trì chất lượng các xe chở người bốn bánh có gắn động cơ (gọi tắt là Xe) sản xuất hàng loạt, Cơ sở sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau: Có quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra chất lượng cho từng kiểu loại sản phẩm từ khâu kiểm soát chất lượng linh kiện đầu vào, kiểm tra chất lượng trên từng công đoạn cho tới khâu kiểm soát việc bảo hành, bảo dưỡng; có các thiết bị kiểm tra cần thiết cho từng công đoạn sản xuất. Hàng năm, các thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng này phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra và xác nhận tình trạng hoạt động.

Đồng thời, có đủ nguồn nhân lực thực hiện việc sản xuất và kiểm tra chất lượng phù hợp với quy trình sản xuất, lắp ráp; có kỹ thuật viên chịu trách nhiệm về chất lượng xuất xưởng Xe được đào tạo và nắm vững nghiệp vụ về kiểm tra chất lượng.

Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ tiến hành đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại Cơ sở sản xuất (đánh giá COP) các xe sản xuất, lắp ráp, nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại.

Với xe nhập khẩu sẽ được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra và xem xét kết quả thử nghiệm Xe theo quy định, nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận chất lượng nhập khẩu.

Thông tư nêu rõ, xe được hoạt động tại địa phương nào thì do các Đơn vị đăng kiểm ở cùng địa phương Xe hoạt động kiểm tra lưu hành. Dữ liệu kiểm tra lưu hành được lưu trữ tại Đơn vị đăng kiểm và trên Cơ sở dữ liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Sau khi kiểm tra Xe đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận lưu hành và Tem lưu hành.

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận lưu hành trong trường hợp kiểm tra lần đầu là 18 tháng đối với các Xe mới, chưa qua đến 2 năm, kể từ năm sản xuất; 12 tháng đối với các trường hợp còn lại (kể cả Xe không xác định được năm sản xuất); các lần tiếp theo có hiệu lực là 12 tháng.

Địa phương quy định phạm vi hoạt động của xe

Thông tư cũng quy định, người điều khiển Xe phải có Giấy phép lái xe từ hạng B2 trở lên và phải tuân thủ theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Đối với Xe tham gia giao thông cần có 3 điều kiện: Giấy đăng ký và biển số Xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận lưu hành còn hiệu lực; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực.

Phạm vi, tuyến đường hoạt động và thời gian hoạt động đối với xe chở người 4 bánh có gắn động cơ do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/3/2015.

Vân Trang