• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện thành lập cơ quan đại diện của các cơ quan báo chí

(Chinhphu.vn) - Cơ quan báo chí muốn thành lập cơ quan đại diện tại địa phương phải có trụ sở ổn định từ 3 năm trở lên; có phương tiện nghiệp vụ, kỹ thuật, tài chính đảm bảo cho hoạt động của cơ quan. Trưởng đại diện chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của cơ quan phải là người trong biên chế chính thức và đã được cấp thẻ nhà báo.

09/01/2009 15:11

Phóng viên Báo Hòa Bình tác nghiệp tại cơ sở

Bộ Thông tin và Truyền thông quy định, cơ quan báo chí muốn thành lập cơ quan đại diện tại các địa phương phải gửi hồ sơ thành lập đến Sở Thông tin và Truyền thông tại địa phương đó và chỉ được phép hoạt động sau khi được Sở Thông tin và Truyền thông đồng ý bằng văn bản.

Phóng viên thường trú phải là người trong biên chế chính thức của cơ quan báo chí hoặc được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn; đã được cấp thẻ nhà báo; không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên trong thời hạn 1 năm tính từ khi cơ quan báo chí xin phép đặt cơ quan đại diện hoặc cử phóng viên thường trú...

Cơ quan đại diện và phóng viên thường trú chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan báo chí và chịu sự quản lý nhà nước về báo chí của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương.

Để quản lý chặt chẽ hoạt động của phóng viên, Thông tư quy định, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phóng viên thường trú bị đình chỉ hoạt động, cơ quan báo chí phải thông báo bằng văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông địa phương đó và Bộ Thông tin và Truyền thông, ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh và số hiệu thẻ nhà báo của phóng viên thường trú.

Mai Linh

(Nguồn: Thông tư số 13/2008/TT-BTTTT)