• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

DN loay hoay với quy định nhập xăng dầu

(Chinhphu.vn) - Ông Giang Văn Tây, chủ doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Bội Ngọc (Trà Vinh) phản ánh một số bất hợp lý khi thực hiện các quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18/6/2013 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.

02/12/2014 15:02

Theo Quy chuẩn kỹ thuật kèm theo Thông tư này, việc nhập xăng dầu từ phương tiện vận chuyển xăng dầu vào bể chứa phải sử dụng phương pháp nhập kín.

Theo đó, quy trình được nhập kín gồm 1 ống xả xăng dầu xuống bể đặt ngầm và 1 ống dẫn hơi từ bể đặt ngầm của cửa hàng lên xe xitec theo một quy trình khép kín hoàn toàn. Trong quá trình nhập tất cả các miệng, van đều đóng kín, xăng dầu sẽ không bị rò rỉ và không có hơi xăng bay ra ngoài, mục đích là để an toàn cháy nổ và chống tràn xăng dầu lúc nhập.

Doanh nghiệp ông Tây là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên áp dụng phương pháp nhập kín tại tỉnh Trà Vinh cùng với một số cửa hàng trực thuộc của Công ty Xăng Dầu Trà Vinh (Petrolimex Trà Vinh).

Tuy nhiên, một điều rất khó khăn cho doanh nghiệp là đến nay hầu hết các doanh nghiệp đầu mối còn lại ở Nam Bộ như Pvoil, Mekong, Petec… kể cả các đại lý trực thuộc của các doanh nghiệp này đều không áp dụng phương pháp nhập kín theo quy định.

Do đó, khi doanh nghiệp ông Tây ký hợp đồng với Petro Mekong Trà Vinh thì doanh nghiệp này không có xe nhập kín và không có ống nhập kín, buộc lòng doanh nghiệp ông phải hủy hợp đồng. Sau đó doanh nghiệp ông tiếp tục ký hợp đồng với Pvoil (cụ thể là với Công ty Xăng dầu Dầu Khí Trà Vinh) thì cả hệ thống Pvoil Miền Nam cũng không có xe nhập kín, không có thiết bị nhập kín và không có dây ống có đầu kết nối nhập kín, nên ông Tây phải chế ra thiết bị nhập kín và hướng dẫn Pvoil Miền Nam nhập kín...

Theo ông Tây, một lỗ hổng của Thông tư này là quy định đại lý phải có hệ thống nhập kín nhưng không quy định xe xitec chở xăng dầu phải có hệ thống nhập kín, nên xe xitec của các công ty đầu mối không có trang bị thiết bị nhập kín, thậm chí là xe không có lỗ thu hồi hơi xăng, nên cũng không có cách nào nhập kín được.         

Ông Tây cho rằng, có thể rất nhiều doanh nghiệp không nắm được quy định của Thông tư 11/2013-TT-BCT, hoặc nếu có biết cũng không áp dụng hoặc cũng không cải tiến các xe chở xăng dầu để nhập kín.

Từ đó, ông Tây thắc mắc, Thông tư 11/2013/TT-BCT còn có hiệu lực hay không? Vai trò của cơ quan quản lý trong việc kiểm tra áp dụng Thông tư và chế tài xử phạt các đơn vị vi phạm ra sao?

Lợi cho đầu mối, thiệt cho đại lý

Việc Thông tư 11/2013/TT-BCT quy định bể chứa xăng dầu của các đại lý phải đặt ngầm cũng là một điều băn khoăn.

Theo ông Tây, trong khi các đại lý phải đặt ngầm bể chứa xăng dầu thì các công ty đầu mối xăng dầu lại được đặt bể chứa nổi. Khi bể chứa xăng dầu được đặt nổi thì xăng dầu gặp nắng nóng sẽ “nở” ra, có lợi cho người bán. Trong khi đó, các bể chứa khi đặt ngầm thì xăng dầu lại “co” lại, gây hao hụt. Điều này gây thiệt hại nặng nề đối với các đại lý xăng dầu.

Quy định này theo ông Tây là không công bằng giữa các công ty đầu mối và các đại lý xăng dầu.

Ông dẫn chứng, theo thông số khoa học hệ số giãn nở của xăng dầu là: Khi nhiệt độ tăng 1oC thì xăng dầu tăng thể tích 1/1.000, khi nhiệt độ tăng 10oC thì thể tích tăng 1%. Có nghĩa là 100 lít tăng được 1 lít, như vậy 1 xe bồn 14.000 lít sẽ tăng 140 lít, đồng nghĩa với việc đại lý nhập 1 xe xăng dầu mất đi chừng ấy lít, vì bồn đặt ngầm nhiệt độ luôn bị giảm.

Vì thế, ông Tây đề nghị cơ quan chức năng xem xét lại một số điểm bất hợp lý khi áp dụng Thông tư 11/2013/TT-BCT nêu trên để gỡ khó cho các doanh nghiệp xăng dầu nếu thực hiện đúng theo quy định.

Cổng TTĐT Chính phủ đã chuyển phản ánh trên đến Bộ Công Thương để xem xét, trả lời theo quy định và sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này khi nhận được phản hồi cơ quan chức năng.

Thanh Thủy