• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

DN phần mềm Việt chưa quen bán hàng ra thế giới

(Chinhphu.vn) - Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa), đây là điểm yếu của lực lượng lao động Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT).

26/04/2016 19:33
Ông Trương Gia Bình
Phải tiến ra thị trường quốc tế

Ông Trương Gia Bình cho biết, ngành phần mềm Việt Nam trong những năm qua tiếp tục tăng trưởng mạnh. Điều này được thể hiện thông qua doanh số phần mềm và dịch vụ xuất khẩu đã đạt từ 2 tỷ USD lên trên 3 tỷ USD trong thời gian từ 2011-2015.

Thực tế, ngành phần mềm đang đi vào tất cả các ngành kinh tế, tất cả các hoạt động xã hội, trở thành hạ tầng của hạ tầng và là phương thức mới phát triển đất nước.

Đặc biệt, Việt Nam đang có những thế mạnh để trở thành một quốc gia phát triển phần mềm, đó là dân số khoảng 100 triệu người, trong đó lực lượng ở độ tuổi lao động nhiều và có năng lực học hỏi, cũng như tương đối giỏi về các môn khoa học tự nhiên hoặc máy tính…

Bên cạnh đó, sự tăng trưởng thời gian qua cũng cho thấy, các doanh nghiệp phần mềm của nước ta đang đi đúng đường. Tuy nhiên, để trở thành một quốc gia mạnh về CNTT thì vẫn còn quá nhiều việc phải làm.

Theo tân Chủ tịch Vinasa, đồng thời cũng là lãnh đạo công ty công nghệ lớn của Việt Nam FPT, lực lượng lao động của Việt Nam trong lĩnh vực này đang thiếu 3 thứ quan trọng.

Thứ nhất là ngoại ngữ, kể cả tiếng Anh và tiếng Nhật. Đây là điểm thua thiệt của Việt Nam so với những nước như Ấn Độ, Bangladesh, Philippines.

Thứ hai là chuyên môn. Vấn đề không phải chỉ là chuyên môn về CNTT, mà khi làm phần mềm, họ phải nắm vững về các ngành khác như năng lượng, dầu khí, hàng không, vận tải, y tế… để từ đó phát triển công nghệ phù hợp.

Thứ ba là các doanh nghiệp cũng chưa quen bán hàng ra thế giới. Những người bán hàng phải có mạng lưới quan hệ, có những kỹ năng nhất định và người Việt Nam bị đánh giá là bán hàng thua xa Trung Quốc và Ấn Độ.

Lập hội đồng đầu tư cho khởi nghiệp

Mặc dù doanh số phần mềm và dịch vụ xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2015 đạt từ 2 tỷ USD lên trên 3 tỷ USD, nhưng nhìn lại, Chủ tịch Hiệp hội Vinasa cho rằng, chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt hơn nữa. Đó là tăng cường hợp tác vùng miền, Bắc-Trung-Nam phải phát triển gắn bó hơn, mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, chúng ta chưa làm được nhiều cho khởi nghiệp để Việt Nam có nhiều Nguyễn Hà Đông - người sáng tạo trò chơi Flappy Bird nổi tiếng - hơn nữa.

Tuy nhiên, để khởi nghiệp, chúng ta phải có một khuôn khổ pháp lý đặc thù cho vấn đề này, trong đó có việc xây dựng các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tiếp theo, cần phải tạo đầu ra cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, tức là phải có những doanh nghiệp lớn sẵn sàng tiếp nhận và mua lại những công ty khởi nghiệp để nhanh chóng triển khai ra thị trường.

“Hiện, chúng tôi đang bàn luận để triển khai một hội nghị cấp cao về khởi nghiệp (Startup summit). Trong khuôn khổ hội nghị này sẽ lập ra hội đồng đầu tư, bao gồm các doanh nghiệp CNTT đã thành công và sẽ là những nhà đầu tư đầu tiên cho các ý tưởng khởi nghiệp. Đặc biệt, hội nghị sẽ bàn bạc về việc kết nối với các quỹ đầu tư mạo hiểm của Việt Nam với thế giới”, ông Trương Gia Bình chia sẻ.

Vinasa cũng mong muốn được hợp tác với các trường đại học để mở ra các vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp tại các trường. Trong đó, giáo dục cần phải thay đổi cách thức tiếp cận, không phải đào tạo để sinh viên nắm vững kiến thức, mà đào tạo để sinh viên có thể tạo ra các giá trị, các sản phẩm của mình. Vinasa cũng sẽ tạo lập những cơ sở đào tạo dành riêng cho những bạn trẻ muốn khởi nghiệp.

Đồng thời, trong điều kiện hiện nay, nếu các doanh nghiệp không nhanh chóng nâng cấp các dịch vụ của mình thì sẽ đối mặt với cạnh tranh về giá cả. Vì vậy, điều mà các doanh nghiệp cần phải làm khẩn trương hiện nay là đi nhanh vào những công nghệ mới, khi mà cả thế giới đang thiếu hụt trầm trọng như Internet vạn vật (Internet of things - IoT). Nếu Việt Nam xây dựng nguồn nhân lực sẵn sàng nắm chắc công nghệ IoT thì sẽ có một tương lai tốt.

Hiền Minh