• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đô thị Vĩnh Phúc: Phát triển theo mô hình tập trung, đa cực

Mới đây, tại Quyết định 1883/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (QHC đô thị Vĩnh Phúc). Theo quy hoạch, đô thị Vĩnh Phúc bao gồm TP Vĩnh Yên, TX Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, một phần các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 31.860ha. Đô thị Vĩnh Phúc là trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc với các ngành chủ đạo là công nghiệp, dịch vụ, đào tạo - khoa học và du lịch - nghỉ dưỡng. Đô thị Vĩnh Phúc cũng là một trong những trung tâm kinh tế lớn, trung tâm văn hóa, đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng của vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cả nước và quốc tế.

16/11/2011 15:46

Theo quy hoạch lấy TP Vĩnh Yên và TX Phúc Yên làm trung tâm, từ đó mở rộng phạm vi đô thị hóa ra các vùng lân cận

Dự báo quy mô dân số đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020 đạt khoảng 660 nghìn người, diện tích đất xây dựng đô thị là 19.330ha, đến năm 2030, dân số đạt khoảng 1 triệu người, diện tích đất xây dựng đô thị là 31.860ha.

Cũng theo quy hoạch, hướng phát triển đô thị Vĩnh Phúc là gắn kết với vùng Thủ đô Hà Nội, lấy TP Vĩnh Yên và TX Phúc Yên làm trung tâm, từ đó mở rộng phạm vi đô thị hóa ra các vùng lân cận.

Đô thị Vĩnh Phúc sẽ được xây dựng thành đô thị tập trung, đa cực, kết nối với các khu chức năng dựa trên hệ thống giao thông công cộng hiện đại và đồng bộ. Đô thị này sẽ phát triển đồng tâm, tạo vành đai xanh ven đô và các hành lang xanh cách ly môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái. Trục không gian Bắc - Nam với chức năng là trục giao thông, kiến trúc cảnh quan, thoát nước gắn kết với các di tích văn hóa lịch sử và các công trình phục vụ quan trọng sẽ được hình thành.

Quy hoạch đô thị Vĩnh Phúc cũng nêu rõ cấu trúc của đô thị gồm 3 nhóm trọng điểm và 6 trục.

Cụ thể, 3 trọng điểm đô thị gồm trọng điểm cấp TP, trọng điểm khu vực và các trọng điểm khác. Trong đó, trọng điểm cấp TP là khu trung tâm TP Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên.

Cấp khu vực gồm 4 trọng điểm: Trọng điểm khu vực phía bắc; trọng điểm khu vực phía nam tại điểm giao cắt đường vành đai 2 và trục không gian Bắc - Nam; trọng điểm phía tây bắc tại điểm giao cắt đường vành đai 2 và trục hướng tâm Lập Thạch – Đầm Vạc; trọng điểm đông nam tại điểm giao cắt đường vành đai 2 và trục xuyên tâm Phúc Yên - Hương Canh - Vĩnh Yên.

Các trọng điểm khác của đô thị Vĩnh Phúc gồm trọng điểm giáo dục, giao lưu ở phía Bắc TP Vĩnh Yên và ở thị xã Phúc Yên. Trọng điểm lưu thông hàng hóa phía đông tây TP Vĩnh Yên. Trọng điểm du lịch nghỉ ngơi hồ Đầm Vạc và Đại Lải. Trọng điểm mặt nước và cây xanh phía nam TP Vĩnh Yên.

Bên cạnh đó, đô thị Vĩnh Phúc có 6 trục phát triển quan trọng. Thứ nhất là trục liên kết vùng với đường cao tốc nối trung tâm Hà Nội với Lào Cai; đường vành đai 5 Hà Nội nối Thái Nguyên, Sơn Tây và đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Thứ hai là trục liên kết đô thị với QL2B, QL2C nối Tam Đảo, Hợp Hòa với trung tâm đô thị Vĩnh Phúc; tỉnh lộ 305 nối với Lập Thạch, Yên Lạc; các trục đường phố nối TP Vĩnh Yên - thị xã Phúc Yên… Thứ ba là trục vành đai với đường vành đai số 1 (trung tâm), đường vành đai số 2 (kết nối với trọng điểm khu vực) và vành đai số 3, đường vành 4,5 và số 5 của Hà Nội. Thứ tư là trục đô thị kết nối giữa các khu phố hiện có với các KĐTM. Thứ năm là trục không gian Bắc - Nam (Tam Đảo - Vĩnh Yên - Sông Hồng). Thứ sáu là trục giao thông công cộng trong đô thị kết nối các trọng điểm cấp TP với các trọng điểm khu vực và các trọng điểm khác. Các khu chức năng của đô thị Vĩnh Phúc được phân khu theo 3 vùng: Vùng các khu trung tâm TP Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên; vùng các khu dân cư và vùng các KCN tập trung phía Tây Bắc và Đông Bắc, Đông Nam.

Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị đến năm 2030, riêng về giao thông, đồ án xác định: Giao thông đối ngoại sẽ gồm đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường trục chính, đường tránh QL2A, QL2B, QL2C, QL23, đường vành đai 4,5 và 5 của Hà Nội. Giao thông nội thị gồm 9 đường hướng tâm, nối trung tâm Vĩnh Yên, các đầu mối, 3 đường vành đai và các đường phố.

Đồ án nhấn mạnh yếu tố giao thông công cộng. Theo đó, mạng lưới giao thông công cộng gồm đường sắt khổ rộng Hà Nội - Lào Cai, tuyến đường sắt đô thị xuyên Vĩnh Yên theo hướng Bắc Nam và các tuyến xe buýt nhanh kết nối các khu vực của đô thị Vĩnh Phúc với nhau và đô thị Vĩnh Phúc với bên ngoài.

Quy hoạch được duyệt cũng xác định, trong giai đoạn ngắn hạn từ nay đến năm 2020, đô thị Vĩnh Phúc sẽ ưu tiên đầu tư phát triển các dự án công trình cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đô thị, tổ chức giao thông công cộng, bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu và các dự án phát triển đất.

Tại Quyết định phê duyệt đồ án QHC đô thị Vĩnh Phúc, Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Vĩnh Phúc triển khai lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa QHC đô thị Vĩnh Phúc làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đồng thời lập kế hoạch đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt. Đối với các KĐT, KCN, chính quyền tỉnh phải quản lý chặt chẽ và đảm bảo đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, kết nối được với mạng lưới hạ tầng chung của đô thị. UBND tỉnh phải xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực tài chính, đất đai, con người thực hiện các dự án hạ tầng chung của đô thị Vĩnh Phúc.


Theo Báo Xây dựng điện tử