• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đoàn công tác Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg làm việc tại Cao Bằng

Ngày 14/2/2012, Đoàn công tác Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Phi, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công thương và đoàn cùng đi. Phía tỉnh có các đồng chí: Đàm Văn Eng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Hùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí trong Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg tỉnh Cao Bằng.

15/02/2012 13:49
Tại cuộc làm việc, đồng chí Hà Minh Trần, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Cao Bằng đã báo cáo với đoàn công tác về tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Kết quả thực hiện công tác dạy nghề năm 2011, kế hoạch dạy nghề năm 2012 và tóm tắt nội dung Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2020. Theo đó, trong thời gian qua, tỉnh ta đã triển khai thực hiện 2 mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn thí điểm tại xã Kim Đồng, huyện Thạch An và Nhà máy đường Phục Hòa huyện Phục Hòa. Mở 2 lớp dạy nghề mô hình nông nghiệp cho 70 học viên, có 37 học viên đạt loại khá, giỏi, 33 học viên đạt loại trung bình. Sau khi hoàn thành khóa học các 100% học viên biết áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi và trồng quýt. Hiện nay, tỉnh đã thành lập mới được 9 Trung tâm dạy nghề cấp huyện; đầu tư xây dựng Trung tâm dạy nghề cụm huyện miền Đông, cụm huyện miền Tây và Trung tâm dạy nghề các huyện Hà Quảng, Thạch An, Nguyên Bình, Phục Hòa với tổng kinh phí là 31,3 tỷ đồng; trú trọng phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề sử dụng các chương trình, giáo trình dạy nghề hiện có hoặc chỉnh lý, biên soạn bổ sung cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động để kịp thời tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn. Đến nay, tỉnh đã tổ chức 239 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó nghề nông nghiệp là 164 lớp với 5.271 người tham gia; nghề phi nông nghiệp là 75 lớp, 2.227 người tham gia; số lao động nông thôn được dạy nghề từ chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách của tỉnh là 7.498 người, với các ngành nghề đào tạo phong phú, đa dạng phù hợp với tình hình thực tế như: trồng nấm, sửa chữa máy nông nghiệp, sản xuất phân vi sinh, chăn nuôi thú y, sửa chữa xe máy, điện dân dụng, hàn sắt, dệt khăn, may công nghiệp…Tính đến nay, toàn tỉnh có 26 cơ sở dạy nghề. Trong đó, có 1 trường Trung cấp nghề; 15 Trung tâm dạy nghề và 10 cơ sở khác tham gia hoạt động dạy nghề. Trong năm 2011, đã tuyển mới dạy nghề trình độ trung cấp nghề cho 570 học viên đạt 60% kế hoạch; trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng là 5.846 học viên, đạt 117% kế hoạch

Về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: Mở 2 lớp Trung cấp chuyên ngành Lao động – Xã hội cho 50 cán bộ công chức cấp xã và cán bộ dự nguồn của 12 huyện; tổ chức 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 400 lãnh đạo và công chức cấp xã làm công tác lao động – thương binh và xã hội của 199 xã, phường, thị trấn; 08 lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý cho 400 học viên là chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã…

Qua tổ chức thực hiện, nhận thức trong các cấp, các ngành và toàn xã hội về tầm quan trọng của công tác dạy nghề, học nghề, đào tạo, bỗi dưỡng cán bộ, công chức xã được nâng lên; một lực lượng đáng kể lao động nông thôn, cán bộ, công chức cấp xã đã được đào tạo, hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và nâng cao nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong năm 2012, tỉnh phấn đấu tuyển mới và đào tạo nghề cho khoảng 6.100 người. Trong đó: đào tạo trình độ trung cấp nghề là 1.000 người; dạy nghề cho lao độn nông thôn 3.200 người; lao động xã hội 1.820 người ; dạy nghề cho người tàn tật là 80 người; tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề tối thiểu đạt 70%; tiếp tục thực hiện mô hình dạy nghề thí điểm tại huyện Hòa An và Quảng Uyên; phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở hiện có; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Trung tâm dạy nghề các huyện mới thành lập để đưa vào sử dụng; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bỗi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý nghề….



Tại buổi làm việc, đồng chí Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công thương ghi nhận như những khó khăn của địa phương Cao Bằng. Mặc dù còn nhiều hạn chế về chính sách, ngân sách, nhân lực… nhưng Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đồng thời chỉ đạo tỉnh cần làm tốt hơn công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thương mại; xác định trọng tâm, trọng điểm trong phát triên kinh tế - xã hội, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dựa trên điều kiện hiện tại của địa phương nghiên cứu áp dụng những mô hình kinh tế có hiệu quả vào sản xuất; đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần phải xác định rõ đối tượng, mục đích; rà soát nguồn nhân lực đào tạo; nội dung, phương pháp đào tạo phải linh hoạt nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn mới. Tiếp tục lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chủ trương lớn của nhà nước như Chương trình 30a về giảm nghèo nhanh, bền vững; xây dựng nông thôn mới … với Quyết định 1956/QĐ-TTg về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 nhằm tạo sự chuyển biến manh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

Các đại biểu tham dự cuộc làm việc đã nêu những khó khăn vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai Quyết định 1956/QĐ-TTg của chính phủ như: trình độ dân trí còn thấp, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người; kinh phí đầu tư hạn hẹp; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề còn thiếu thốn; đội ngũ giáo viên còn hạn chế về số lượng và chất lượng; văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan còn chậm và chưa thống nhất…. và cùng nhau bàn bạc, thảo luận tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của địa phương để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn trong những năm tiếp theo đạt hiệu quả cao.



Phát biểu tại cuộc làm việc, đồng chí Nguyễn Ngọc Phi, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ghi nhận những khó khăn của địa phương Cao Bằng, đồng thời nhận định Cao bằng là một địa phương có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp như: cây thuốc là, trúc sào quýt… trú trọng phát triển kinh tế vùng; tỉnh cần quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa đến công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, tránh tình trạng lãng phí; dạy nghề phải nhằm mục đích nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân; hoàn thiện chính sách, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề; cần có chiến lược bền vững trong phát triển kinh tế vùng nông thôn; đào tạo nghề cho người lao động cần tập trung vào chất lượng; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá lại các mô hình đã triển khai. Lãnh đạo các địa phương trong tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị doanh nghiệp triển khai thực hiện có hiệu quả trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn, triên khai áp dụng các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp…

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Đàm Văm Eng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo hai Bộ đồng thời đề nghị các bộ ngành Trung ương tiếp tục quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi để Cao Bằng thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Tin và ảnh: Kim Thoa