• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đoàn công tác VPCP khảo sát, nắm bắt các vướng mắc, 'nút thắt' tại Ninh Bình

(Chinhphu.vn) - Đoàn công tác của VPCP do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Trần Văn Sơn làm Trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Ninh Bình nhằm nắm bắt tình hình phát triển kinh tế-xã hội, các khó khăn, vướng mắc, từ đó báo cáo Chính phủ và các cấp có thẩm quyền có cơ chế, chính sách tháo gỡ.

11/05/2023 19:26
Đoàn công tác VPCP khảo sát, nắm bắt các vướng mắc, 'nút thắt' tại tỉnh Ninh Bình - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn đã đi khảo sát thực tế tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Ảnh: VGP/Gia Huy

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023, sau khi làm việc với tỉnh Nam Định (ngày 10/5), chiều 11/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn và Đoàn công tác VPCP tiếp tục đi khảo sát và làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Bình về tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu.

 Tổng hợp khó khăn của các địa phương để có giải pháp tháo gỡ

Trước khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, Đoàn công tác VPCP đã đi khảo sát thực tế tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình đoạn qua tỉnh Ninh Bình (cụ thể là tại đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, đoạn qua địa bàn tỉnh Ninh Bình; khảo sát thực tế nút giao giữa tuyến đường cao tốc với Dự án tuyến đường Đông - Tây); thăm Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình và thăm Nhà máy ô tô Huyndai Thành Công.

Ngay sau khi khảo sát, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn và Đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Bình. Cùng chủ trì cuộc làm việc có Bí thư tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc. 

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn nhấn mạnh, trong thời gian qua, các khó khăn cả trong và ngoài nước đã làm cho tình hình sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu trong quý I/2023 của nhiều địa phương trên cả nước gặp nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt đã ban hành nhiều quyết định, công điện, văn bản để chỉ đạo điều hành, trong đó tập trung vào một số trọng tâm, như: Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đôn đốc các dự án, công trình trọng điểm quốc gia; gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; trình cấp có thẩm quyền xem xét giảm thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất, thuế trước bạ; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

Đoàn công tác VPCP khảo sát, nắm bắt các vướng mắc, 'nút thắt' tại tỉnh Ninh Bình - Ảnh 2.

Dự án xây dựng tuyến đường Đông-Tây, tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I) có quy mô xây dựng trước mắt 4 làn xe, riêng đoạn đầu tuyến đến nút giao cao tốc Bắc-Nam đầu tư với quy mô 8 làn xe - Ảnh: VGP/Gia Huy

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, tuy trong tháng 4/2023, tình hình sản xuất, kinh doanh có khởi sắc, có nhiều điểm nhấn tích cực, các cân đối lớn đều được bảo đảm, nhưng đánh giá chung cho thấy, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn rất khó khăn.

Chính vì vậy Thủ tướng Chính phủ cử các  thành viên Chính phủ làm trưởng đoàn công tác làm việc với các địa phương nhằm nắm bắt tình hình phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là các khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, đến đời sống của người dân; nắm bắt các kiến nghị của địa phương, để từ đó có cơ chế, chính sách tháo gỡ.

Trong cuộc họp chiều nay, Đoàn công tác làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Bình nghe báo cáo, trao đổi về những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược, xuất nhập khẩu và các giải pháp, đề xuất kiến nghị của địa phương với cấp có thẩm quyền.

Trên cơ sở này, Đoàn công tác sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm tập trung tháo gỡ những khó khăn, 'nút thắt' hiện nay các tỉnh, các doanh nghiệp đang gặp phải.

Đoàn công tác VPCP khảo sát, nắm bắt các vướng mắc, 'nút thắt' tại tỉnh Ninh Bình - Ảnh 3.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn thăm Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình - Ảnh: VGP/Gia Huy

Ninh Bình tập trung vào các dự án trọng điểm cho phát triển

Theo UBND tỉnh Ninh Bình, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã dần ổn định và có dấu hiệu phục hồi. Đến ngày 10/5, tổng thu NSNN là trên 5.106 tỷ đồng, đạt 23,6% so với dự toán HĐND tỉnh (22.383 tỷ đồng), bằng 74,2% so với cùng kỳ.

Hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn ra sôi động và đạt được tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là các ngành du lịch, dịch vụ lưu trú và ăn uống. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong tháng tiếp tục duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ, đạt trên 765 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần; lũy kế 4 tháng đầu năm đạt trên 2.757 tỷ đồng, gấp gần 2,1 cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lữ hành tăng gấp 3,0 lần; doanh thu một số ngành dịch vụ khác tăng 60,7%.

Về đầu tư xây dựng, tỉnh tập trung vào các dự án trọng tâm, trọng điểm có sức lan tỏa cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, của vùng. Cụ thể như dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ĐT.482 kết nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 10 và kết nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 12B; dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển, đoạn qua tỉnh Ninh Bình, giai đoạn I có tổng mức đầu tư trên 682 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh, thời gian thực hiện năm (2019-2023).

Tiếp theo là dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển, đoạn qua tỉnh Ninh Bình, giai đoạn II có tổng chiều dài 11,147km. Tổng mức đầu tư trên 398 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, thời gian thực hiện năm (2021-2024). Hiện nay, chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư để khởi công công trình và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023; dự kiến tháng 9/2023 khởi công công trình.

Còn dự án xây dựng tuyến đường Đông-Tây, tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I) có quy mô xây dựng trước mắt 4 làn xe, riêng đoạn đầu tuyến đến nút giao cao tốc Bắc- Nam đầu tư với quy mô 8 làn xe. Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện đủ 8 làn xe. Tổng chiều dài 22,95 km, tổng mức đầu tư 1.486 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện từ năm 2021-2024.

Tại buổi làm việc, UBND tỉnh Ninh Bình nêu các kiến nghị liên quan đến 2 nhóm vấn đề nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư xây dựng; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển nhà ở và thị trường bất động sản.

Đoàn công tác VPCP khảo sát, nắm bắt các vướng mắc, 'nút thắt' tại tỉnh Ninh Bình - Ảnh 4.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Bình - Ảnh: VGP/Gia Huy

Phát biểu kết luận tại cuộc làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP bày tỏ ấn tượng về một số điểm nổi bật trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 và Quý I/2023. Cụ thể như tăng trưởng kinh tế GRDP quý I/2023 đạt 8,45% (đứng thứ 2/11 địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 6 cả nước); giải ngân hết tháng 4/2023 đạt 23% là một trong những địa phương đứng đầu cả nước…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cũng nhận định, Ninh Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch, dịch vụ, là trung tâm kết nối của nhiều tuyến đường cao tốc, khi hoàn thành tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình sẽ tạo nên mạng lưới giao thông hoàn chỉnh cho địa phương và các tỉnh phía Bắc.

Để phát huy kết quả tích cực đã đạt được, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị tỉnh Nam Định tập trung hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến dự án đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng. Đối với tuyến cao tốc này, ngày hôm qua, Chính phủ đã có văn bản đồng ý điều chỉnh nhiệm vụ giao UBND tỉnh Ninh Bình chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Ninh Bình và đầu tư bằng hình thức đầu tư công. Do đó, đề nghị tỉnh tiếp tục huy động mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng và liên vùng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cũng đề nghị tỉnh tập trung hơn nữa trong cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tinh thần, trách nhiệm phục vụ trong giải quyết thủ tục hành chính để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư; tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023; sớm hoàn thành quy hoạch tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…

Sau buổi làm việc này, Đoàn công tác sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và tỉnh tổng hợp, xây dựng báo cáo theo đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Gia Huy