• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đoàn công tác VPCP tiếp tục khảo sát, 'gỡ khó' cho tỉnh Thái Bình

(Chinhphu.vn) - Đoàn công tác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế tại tuyến đường bộ ven biển và làm việc với tỉnh Thái Bình để nghe những khó khăn, vướng mắc của địa phương, ghi nhận các đề xuất, kiến nghị của tỉnh để báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có giải pháp tháo gỡ.

25/09/2023 20:18
Đoàn công tác VPCP tiếp tục khảo sát, 'gỡ khó' cho tỉnh Thái Bình - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn đi khảo sát thực tế tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình - Ảnh: VGP/GH

Chiều 25/9, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn và Đoàn công tác đã đi khảo sát và làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Bình về tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu.

Trước khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Bình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn đã đi khảo sát thực tế tuyến đường bộ ven biển Thái Bình, đoạn qua địa bàn xã Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Km 09+076,47 – Km 43+577,63).

Sau khi khảo sát, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Bình. Cùng chủ trì cuộc làm việc có Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận và đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Giao thông vận tải...

Thái Bình đang tập trung cao độ cho 6 dự án trọng điểm

Phát biểu tại cuộc làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn nhấn mạnh, vào ngày 12/5/2023, Đoàn công tác của VPCP đã làm việc tại Thái Bình để nắm bắt tình hình khó khăn tại địa phương trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và các dự án, công trình trọng điểm. Đoàn cũng đã ghi nhận các đề xuất, kiến nghị của tỉnh và đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở báo cáo của các đoàn công tác, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, cơ quan nghiên cứu, giải quyết, hướng dẫn cụ thể, dứt điểm, rõ ràng các kiến nghị của địa phương.

Để tiếp tục nắm bắt tình hình, những khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền, Đoàn công tác đã đi khảo sát thực tế tại tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình để nắm bắt những khó khăn vướng mắc trong đầu tư xây dựng các công trình, dự án trọng điểm. Đồng thời, tiếp tục làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Bình để nghe báo cáo, trao đổi về những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược, xuất nhập khẩu và các giải pháp, đề xuất kiến nghị với cấp có thẩm quyền.

Theo Phó Chủ tịch tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng, trong 9 tháng năm 2023, tổng sản phẩm (GRDP theo giá so sánh) trên địa bàn tỉnh tăng 7,77% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách địa phương ước thực hiện trên 15.400 tỷ đồng, đạt 92,2% dự toán, bằng 96,7% cùng kỳ, tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện trên 12.000 tỷ đồng, đạt 71,7% dự toán, bằng 113,8% cùng kỳ năm 2022. Tỉnh cũng thực hiện hiệu quả về xây dựng nông thôn mới; đến nay có 25 xã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao... 

Tỉnh Thái Bình hiện đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai một số dự án lớn như: Khu công nghiệp VSIP Thái Bình, Khu công nghiệp Hải Long, Khu công nghiệp Hưng Phú, Khu công nghiệp Dược - Sinh học...; tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn đối với các dự án trọng điểm, đặc biệt dự án giao thông kết nối liên vùng như đường ven biển, đường Thành phố - cầu Nghìn, đường vành đai phía nam, cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT08)...

Còn Chủ tịch tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận cho biết, hiện nay, Thái Bình là một trong những địa phương thu hút đầu tư và tỉnh đang thực hiện nhiều giải pháp để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư đến địa phương.

Tính đến ngày 30/9/2023, tỉnh có tổng số 92 dự án đầu tư được chấp thuận/điều chỉnh chủ trương đầu tư, cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm 64 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư FDI là 585 triệu USD (dự kiến 3 tháng cuối năm 2023 thu hút thêm 525 triệu USD, nâng tổng số vốn FDI năm 2023 đạt khoảng 1.110 triệu USD, tăng 70,8% so với năm 2022).

Giải ngân vốn đầu tư công là một điểm sáng của tỉnh Thái Bình, đến ngày 30/9/2023, tỉnh ước thực hiện giải ngân vốn đầu tư công là 4.236 tỷ đồng, đạt 86,3% kế hoạch Thủ tướng giao, cao hơn bình quân cả nước; ước thực hiện giải ngân vốn của chương trình mục tiêu quốc gia là 181.630 tỷ đồng, đạt 70,4% kế hoạch được giao.

Tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình đang được đẩy nhanh tiến độ để dự kiến đưa vào sử dụng năm 2024 - Ảnh: VGP/Gia Huy

Hiện nay, tỉnh Thái Bình đang tập trung thực hiện 6 dự án trọng điểm trên địa bàn như: Đường cao tốc CT.08; Khu công nghiệp VSIP Thái Bình; Khu công nghiệp Hải Long; Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình; Tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình; Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ.

Trong đó, đường cao tốc CT.08 có tổng vốn đầu tư là trên 18.800 tỷ đồng, dự kiến hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 10/2023 và khẩn trương thực hiện các bước tiếp theo để khởi công năm 2024. Khu công nghiệp VSIP Thái Bình có tổng vốn đầu tư là 4.932 tỷ đồng; đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh các thủ tục để phấn đấu khởi công dự án vào đầu năm 2024.

Khu công nghiệp Hải Long có tổng vốn đầu tư là 2.213 tỷ đồng, hiện đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và các thủ tục về xây dựng để sớm khởi công đầu tư xây dựng hạ tầng, dự kiến trong tháng 11/2023. Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình (1.500 MW) có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2 tỷ USD, hiện nay, đang triển khai quy hoạch phân khu xây dựng 1/2.000 và các thủ tục liên quan; phấn đấu hoàn thành thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trong tháng 11/2023.

Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ là một trong hai khu công nghiệp trên cả nước về dược - sinh học thuộc Danh mục dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khu công nghiệp đã được bổ sung vào Quy hoạch tỉnh đang trình Hội đồng thẩm định quốc gia, đồng thời, triển khai tổ chức lập Quy hoạch phân khu xây dựng và các thủ tục liên quan. Phấn đấu khởi công vào quý I/2024.

Đối với tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình, tuyến có tổng mức đầu tư dự kiến sau điều chỉnh là 4.770 tỷ đồng. Khối lượng thi công ước đạt 70%, đang hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư. Tỉnh đang báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng thí điểm chính sách về tỉ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình điều chỉnh chủ trương đầu tư. Tỉnh sẽ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng (dự kiến năm 2024).

Sau cuộc làm việc với Đoàn công tác của VPCP ngày 12/5/2023, một số vướng mắc, đề xuất của tỉnh đã được xem xét, giải quyết như các lĩnh vực: Nội vụ, tài chính; chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp VSIP Thái Bình; thống nhất chủ trương triển khai Khu công nghiệp Dược - Sinh học... Tuy nhiên, qua rà soát, hiện nay vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong các lĩnh vực: Phát triển nhà; lĩnh vực đầu tư công và đầu tư theo phương pháp PPP; khu kinh tế và khu công nghiệp, công thương, y tế, giáo dục và đào tạo…

Tại cuộc làm việc, đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Giao thông vận tải đã trao đổi những nội dung tỉnh Thái Bình nêu kiến nghị, đại diện các bộ cho biết sẽ cùng phối hợp để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của tỉnh Thái Bình.

Thủ tướng Phạm Minh Chínhhttps://baochinhphu.vn/thai-binh-c...
Đoàn công tác VPCP tiếp tục khảo sát, 'gỡ khó' cho tỉnh Thái Bình - Ảnh 4.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn và Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận chủ trì cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Gia Huy

Tập trung hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án trọng điểm

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn bày tỏ vui mừng với những kết quả phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thái Bình trong 9 tháng năm 2023. Trong điều kiện khó khăn chung của cả nước do các tác động tiêu cực từ tình hình thế giới và trong nước, nhờ sự đoàn kết, nỗ lực của cả hệ thống chính quyền các cấp, tỉnh Thái Bình đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt kinh tế - xã hội về: Tăng trưởng GRDP, thu ngân sách, thu hút đầu tư, về tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công, cải cách hành chính, triển khai Đề án 06 của Chính phủ…

Về nhiệm vụ thời gian tới, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh về Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định một trong ba đột phá chiến lược là "xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại". Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP chia sẻ, qua đi khảo sát thực tế cho thấy tỉnh đã và đang tập trung thúc đẩy và triển khai các dự án xây dựng hạ tầng trọng điểm của tỉnh.

Vì vậy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị tỉnh Thái Bình cần tập trung hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án trọng điểm về giao thông là tuyến đường đặc biệt quan trọng mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị tỉnh phát huy vai trò của Tổ Công tác đặc biệt do Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án trên địa bàn, nhất là các dự án vướng mắc về thủ tục đầu tư, xác định tiền sử dụng đất. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo không gian phát triển cho doanh nghiệp.

Về công tác quy hoạch, tỉnh Thái Bình cần xem nhiệm vụ hoàn thiện và trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nhiệm vụ trọng tâm; đồng thời tổ chức quản lý, thực hiện tốt quy hoạch, bảo đảm tích hợp, đồng bộ, thống nhất với quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia; trong đó cần xác định, phát huy tốt nhất tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương.

Tỉnh cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc nâng cao trách nhiệm trong thực hiện công vụ, giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp, kiên quyết khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, không dám làm, không dám tham mưu, đề xuất.

Gia Huy