• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Kinh tế Trung ương làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội

(Chinhphu.vn) - Chiều 29/8, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Kinh tế Trung ương do Phó Trưởng Ban Đỗ Ngọc An làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội về tình hình huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội theo Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

29/08/2023 18:06
Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Kinh tế Trung ương làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Ảnh 1.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Dương Quyết Thắng báo cáo tóm tắt tình hình huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.

Tham dự buổi làm việc có Trưởng Ban Kiểm soát; các Phó Tổng Giám đốc; Kế toán trưởng; Chủ tịch công đoàn; Giám đốc các Ban chuyên môn nghiệp vụ; Trung tâm Đào tạo; Trung tâm công nghệ thông tin và Sở giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cùng đại diện các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác.

Báo cáo tóm tắt tình hình huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội của NHCSXH do Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng trình bày nhấn mạnh: Trong 9 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 và 2 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ngân hàng Chính sách xã hội đã tổ chức phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW, ban hành các nghị quyết, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW, tích cực tham mưu các ngành, các cấp triển khai thực hiện Chỉ thị và Kết luận của Đảng. 

Đồng thời, tập trung huy động nguồn vốn lớn, đa dạng để thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, đáp ứng kịp thời và ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đáp ứng mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững và thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. 

Đến ngày 30/6/2023, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 318.278 tỷ đồng, tăng 183.605 tỷ đồng (gấp 2,36 lần) so với khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 10,4%; trong đó, 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đã cân đối, ủy thác vốn ngân sách địa phương sang Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 34.527 tỷ đồng, chiếm 10,8%/tổng nguồn vốn, tăng 30.509 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị.

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đến hết tháng 6/2023 đạt 304.431 tỷ đồng, tăng 174.974 tỷ đồng so với cuối năm 2014, với hơn 6,6 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt khoảng 10%. Tổng doanh số cho vay từ khi có Chỉ thị 40-CT/TW đến nay đạt 605.167 tỷ đồng, với hơn 18.600 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Trong tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội, dư nợ cho vay các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 108.783  tỷ đồng, chiếm 35,7%/tổng dư nợ, với hơn 2,2 triệu khách hàng còn dư nợ; dư nợ cho vay tại huyện nghèo là 29.960 tỷ đồng, chiếm 9,8%/tổng dư nợ, với gần 540.000 khách hàng còn dư nợ; dư nợ đối với khách hàng là đồng bào dân tộc thiểu số là 75.303 tỷ đồng, chiếm 24,7%/tổng dư nợ với trên 1,4 triệu khách hàng còn dư nợ.

Trao đổi tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát chuyên đề đánh giá cao kết quả của Ngân hàng Chính sách xã hội đạt được trong thời gian qua.

Để làm rõ hơn các kết quả đã đạt được, các thành viên cũng trao đổi các kinh nghiệm thực tế cũng như nêu rõ các khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp, kiến nghị để huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn chính sách trong thời gian tới.

Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Kinh tế Trung ương làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Ảnh 2.

Quang cảnh buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An, Trưởng đoàn giám sát chuyên đề khẳng định: Sau 9 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và 2 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã làm thay đổi một cách sâu sắc về nhận thức và hành động của cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội nhận uỷ thác đối với tín dụng chính sách xã hội, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình triển khai. 

Qua đó đưa tín dụng chính sách xã hội đi vào đời sống của nhân dân rất nhanh, đạt hiệu quả tích cực, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng, chăm lo các đối tượng yếu thế, không để ai bị bỏ lại phía sau, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền trên cả nước.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An cũng đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội cần tiếp tục duy trì và thực hiện hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách đặc thù, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Đối với các kiến nghị của Ngân hàng Chính sách xã hội, Đoàn giám sát chuyên đề cũng ghi nhận và tiếp thu đầy đủ để chuyển đến các cơ quan Đảng, Trung ương xem xét, sớm có giải pháp tháo gỡ.

Tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Dương Quyết Thắng nhấn mạnh, để thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, trong thời gian tới Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận 06-KL/TW và tổ chức thực hiện thành công Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

Thường xuyên báo cáo, tham mưu cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị và Kết luận của Đảng. Bên cạnh đó tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đảm bảo mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn.

Thuỳ Trang - Hữu Trung