• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Độc đáo lễ hội cầu ngư truyền thống tại Huế

(Chinhphu.vn) - Trong 2 ngày 1 và 2/2, đông đảo người dân đã đổ về đình làng Thái Dương (phường Thuận An, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) để xem lễ hội cầu ngư truyền thống, cầu cho mưa thuận gió hòa, mọi người, mọi nhà làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.

02/02/2023 15:56
Độc đáo Lễ hội cầu ngư truyền thống tại TP. Huế - Ảnh 1.

Lễ hội cầu ngư diễn ra tại đình làng Thái Dương với sự tham gia của các bô lão, ngư dân, cùng đông đảo người dân và du khách - Ảnh: VGP/Lê Hoàng

Ban Tổ chức cho biết, theo truyền thống, mỗi 3 năm, Lễ hội cầu ngư làng Thái Dương sẽ được tổ chức một lần. 

Lễ hội năm nay có các hoạt động như lễ cung nghinh, túc yết, cầu an, chánh tế, tưởng niệm; các hoạt động múa hát truyền thống cầu ngư, múa lân, ca Huế - hát mua phước lộc thọ, các chương trình nghệ thuật sắc Xuân, khởi lệnh làm trò trên bờ, dưới nước, đua thuyền trên phá Tam Giang…

Theo đó, từ chiều 11 tháng Giêng đã bắt đầu lễ cúng tế và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, như múa lân, biểu diễn ca Huế; rạng sáng 12 tháng Giêng (0h30) tổ chức lễ cầu an. Tất cả các chủ thuyền mặc áo dài đen, quần trắng, đầu chít khăn đỏ chỉnh tề lần lượt vào làm lễ. Trước lúc vào lễ chánh tế, các bô lão trong làng thắp hương cầu khấn đất trời phù hộ cho con em làng chài sức khỏe, ra khơi gặp sóng yên, biển lặng...

Đặc biệt, lễ cầu ngư không chỉ cầu ở đình làng, mà hầu như các nhà trong làng đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng để cầu mưa thuận gió hòa, một năm bình an, tôm cá đầy ghe, mùa màng tươi tốt, mua may bán đắt. Trên mỗi tàu, thuyền tại lễ hội đều chăng đèn kết hoa.

Đến 4h ngày 12 tháng Giêng chính thức diễn ra lễ chánh tế. Một bài văn tế dâng lên các vị thần linh và tiền bối của làng, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đánh bắt được mùa, dân làng no ấm, mọi người hạnh phúc.

Độc đáo Lễ hội cầu ngư truyền thống tại TP. Huế - Ảnh 3.

Phần lễ hội với các hoạt động tái hiện sinh hoạt văn hóa của ngư dân vùng biển - Ảnh: VGP/Lê Hoàng

Sau phần nghi lễ cầu ngư, phần hội là phần được đông đảo người dân chờ đón với nhiều màn biểu diễn tái hiện sinh hoạt văn hóa của ngư dân vùng biển, diễn tả những cảnh hoạt động nghề biển trên cạn, dưới nước, cùng hội đua trải trên phá Tam Giang.

Mong muốn lớn nhất của ngư dân trên mỗi chuyến hải trình đánh bắt xa bờ là sự bình an, đánh bắt được nhiều tôm cá - Ảnh: VGP/Lê Hoàng

Có từ hàng trăm năm trước, Lễ hội cầu ngư làng Thái Dương được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là lễ hội cầu ngư quy mô, độc đáo, hấp dẫn nhất và mang tính cộng đồng nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngay sau phần lễ tế ở đình làng và hoạt cảnh nghề biển, ngư dân làm sẽ xuất quân đánh bắt vụ Nam - Ảnh: VGP/Lê Hoàng

Lễ hội là nguồn cổ vũ cho ngư dân vùng biển Thuận An có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước, biển cả, ngày đêm đối mặt với đầu sóng ngọn gió… để ngày về tôm cá đầy khoang.

Thế Phong