• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đốc tiến độ bàn giao mặt bằng đường dây 220 kV Bắc Giang-Lạng Sơn

(Chinhphu.vn) - Ngày 5/8, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực có buổi làm việc với tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang bàn giải pháp tháo gỡ mặt bằng dự án đường dây 220 kV Bắc Giang–Lạng Sơn.

06/08/2022 10:43
Đốc tiến độ bàn giao mặt bằng đường dây 220kV Bắc Giang - Lạng Sơn - Ảnh 1.

Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn về tiến độ bàn giao mặt bằng đường dây 220 kV Bắc Giang-Lạng Sơn.

Tham dự buổi làm việc có đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia và Ban QLDA các công trình điện miền Trung.

Dự án đường dây 220 kV Bắc Giang-Lạng Sơn được xây dựng 2 mạch, với chiều dài toàn tuyến là 101,6 km, từ trạm biến áp (TBA) 220 kV Bắc Giang (hiện có) đến TBA 220 kV Lạng Sơn (xây dựng mới). 

Tuyến đường dây đi trên địa phận các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn và TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc và TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Dự án này được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ODA vay Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và sẽ hết hạn vào tháng 9/2022 theo tiến độ điều chỉnh. 

Tuy nhiên, hiện nay dự án vẫn còn vướng mắc mặt bằng trên địa bàn cả 2 tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn. Trên toàn tuyến đã bàn giao mặt bằng 233/236 vị trí cột; đào, đúc móng hoàn thành 230/236 vị trí; dựng cột hoàn thành 217/236 vị trí; kéo dây hoàn thành 19/81 khoảng néo.

Trong đó, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã bàn giao mặt bằng 55/55 vị trí; đào, đúc móng hoàn thành 54/55 vị trí; dựng cột hoàn thành 54/55 vị trí; kéo dây hoàn thành 6/22 khoảng néo.

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã bàn giao mặt bằng 178/182 vị trí; đào, đúc móng hoàn thành 178/182 vị trí; dựng cột hoàn thành 167/182 vị trí; kéo dây hoàn thành 13/60 khoảng néo.

Đốc tiến độ bàn giao mặt bằng đường dây 220kV Bắc Giang - Lạng Sơn - Ảnh 3.

Một vị trí cột điện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn vướng mắc chưa thể thi công kéo dây.

Tại buổi làm việc, ông Hoàng Trọng Hiếu, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực cho biết: Đây là dự án lưới điện cấp bách, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016.

Dự án hoàn thành có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp nhận một phần công suất từ nhà máy thủy điện Nho Quế, tăng cường công suất cho phụ tải tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và khu vực lân cận, tạo mối liên kết lưới truyền tải trong khu vực; tăng cường độ an toàn, tin cậy và khả năng cung cấp điện cho khu vực miền Bắc; đồng thời với việc kết nối lưới điện 110 kV và 220 kV thông qua trạm biến áp 220 kV, góp phần giải tỏa công suất các nguồn điện trên địa bàn tỉnh đấu nối vào hệ thống điện quốc gia. 

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, đến nay còn tồn tại vướng mắc về mặt bằng chưa được giải quyết, có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành đóng điện dự án. 

Với tính chất quan trọng và cấp bách của dự án, Ban Chỉ đạo đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang quan tâm, hỗ trợ bàn giao mặt bằng dự án trong tháng 8/2022 để chủ đầu tư là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) hoàn thành dự án không muộn hơn tháng 9/2022, nhằm bảo đảm yêu cầu cung cấp cấp điện và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA.

Ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các sở, ngành liên quan, lãnh đạo các huyện và thành phố có đường dây đi qua khẩn trương tập trung giải quyết các vướng mắc còn tồn đọng và tạo điều kiện thuận lợi nhất để chủ đầu tư thực hiện dự án.

Đối với những vướng mắc về những vị trí móng chưa giải phóng được mặt bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu địa phương bàn giao dứt điểm các vị trí móng và khoảng néo trong tháng 8/2022. Để bảo đảm cho công tác thi công, huyện Chi Lăng và Hữu Lũng cần phối hợp với nhà thầu xây dựng phương án bảo vệ thi công trong quá trình thi công móng và bảo đảm an toàn hành lang tuyến trong quá trình thực hiện kéo đường dây điện.

Tại Bắc Giang, đại diện lãnh đạo Sở Công Thương địa phương cho biết, đối với những vướng mắc còn tồn tại, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ dân đồng thuận chủ trương chính sách quy định, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công kéo dây các khoảng néo còn lại trong tháng 8/2022. 

Toàn Thắng