• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đôi chuông quý từ thế kỷ 17 là bảo vật quốc gia

(Chinhphu.vn) - Tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật Quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều.

05/02/2017 10:47

Một trong hai quả chuông được công nhận là bảo vật quốc gia.

Quần thể di tích Đà Quận tọa lạc tại khu cố đô Cao Bình, xã Xuân Lĩnh, châu Thạch Lâm (nay thuộc xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng), một vùng đất cổ có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa nổi tiếng. Đây là một quần thể di tích bao gồm 4 di sản văn hóa vật thể được xếp hạng, đó là chùa Viên Minh, đền Quan Triều và đôi chuông cổ được bảo tồn tại quần thể di tích này.

Theo sử sách, chùa Viên Minh là một trong ba ngôi chùa cổ nhất của Cao Bằng. Tương truyền, chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đến cuối thế kỉ XVI, nhà Mạc lên Cao Bằng đóng đô đã trùng tu, xây dựng lại. Đến thời Hậu Lê, chùa được trùng tu bổ, mở rộng tiền đường, sửa sang phật điện, trở thành một nơi linh thiêng và là nơi vãn cảnh nổi tiếng.

Trong khuôn viên quần thể di tích còn có đền Quan Triều thờ Dương Tự Minh, một danh tướng dân tộc Tày. Ông đã có những đóng góp to lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía Bắc của nước Đại Việt.

Quần thể di tích Đà Quận trở nên nổi tiếng và tiêu biểu hơn bởi đây còn là nơi bảo tồn và lưu giữ đôi chuông quý. Trên chuông có ghi niên hiệu là Long Phi, Càn Thống, chi thập cửu niên Tân Hợi cốc nhật (tạm dịch là: Ngày lành năm tân Hợi, niên hiệu Càn Thống thứ 19, tức năm 1611). Mỗi quả chuông là một tác phẩm nghệ thuật, là hiện vật gốc minh chứng trình độ, kỹ thuật đúc đồng tinh xảo, nghệ thuật điêu khắc điển hình của thế kỷ 17. Năm 1993, đôi chuông đã được xếp hạng di tích nghệ thuật cấp quốc gia.

T. Minh (theo TTXVN)