• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đổi mới giảng dạy môn Toán trong khối ngành kinh tế

(Chinhphu.vn) – Mặc dù môn toán được giảng dạy với thời lượng khá lớn trong các chương trình đại học-cao đẳng ở Việt Nam, nhưng để nâng cao hiệu quả ứng dụng thực tiễn, cần thêm nhiều đổi mới mạnh mẽ về nội dung, chương trình, tài liệu và phương pháp giảng dạy toán học trong nhà trường.

06/12/2014 18:10

Quảng cảnh Hội thảo - Ảnh: VGP/Hồng Hạnh

Trong khuôn khổ Chương trình trọng điểm quốc gia Phát triển Toán học giai đoạn 2010-2020, ngày 6/12 tại Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán phối hợp với Đại học Duy Tân tổ chức Hội thảo toàn quốc Giảng dạy, sách và học liệu Toán cho các ngành đào tạo kinh tế, tài chính và ngân hàng.

GS.TS Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, có một thực trạng rất đáng lưu ý hiện nay là việc cắt giảm thời lượng giảng dạy các học phần Toán trong chương trình đào tạo một số ngành kinh tế, thậm chí ở cả ngành kĩ thuật, công nghệ.

Tại các trường đại học, môn Toán trong khối ngành kinh tế, tài chính và ngân hàng chiếm trung bình khoảng 11-15 học trình. Các kiến thức toán cao cấp ở mức tối thiểu, khối lượng và nội dung chỉ đủ trang bị kĩ năng chứ không trang bị kiến thức một cách hệ thống.

Toán ứng dụng trong khối ngành này được sử dụng nhiều mô hình giảng dạy khác nhau, nhưng nhìn chung chỉ sử dụng giải quyết các bài toán cụ thể, chỉ dừng ở mức kĩ năng.

Trong khi đó, giáo trình thiếu các cách tiếp cận khác nhau về cùng vấn đề nhằm phát triển tư duy của người học và tính sáng tạo của người dạy; tính hệ thống không đảm bảo; hệ thống cơ sở dữ liệu thực nghiệm tại Việt Nam còn hiếm; tài liệu tham khảo lẫn phần mềm chuyên dụng còn hạn chế … đã gây nhiều bất cập trong môi trường giảng dạy toán học ở khối ngành này.

Điều này gây nên mối lo ngại của các nhà sử dụng lao động về năng lực và kiến thức nền tảng của sinh viên và khả năng sinh viên có thể thích nghi với môi trường lao động thay đổi nhanh chóng.

Theo PGS Ngô Văn Thứ - Đại học Kinh tế quốc dân, cần có một nội dung cơ bản và cách tiếp cận thống nhất trong giảng dạy toán cho các ngành kinh tế, tài chính và ngân hàng, đáp ứng được yêu cầu của từng bậc đào tạo, cũng như đảm bảo tính liên thông trong cả nước.

Đồng thời, thiết kế một hệ thống học liệu toán học mở, tạo dựng cơ sở dữ liệu từ các nghiên cứu và kho dữ liệu quốc gia; chuẩn hóa kiến thức và đa dạng hóa kĩ năng.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh, khi xã hội phát triển, đòi hỏi tư duy logic của con người càng cao. Do đó, việc giảng dạy môn toán ở các trường cần được tăng cường.

Thứ trưởng kì vọng, các nhà nghiên cứu tại Hội thảo cùng nhau trao đổi, tìm ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể về nội dung, giáo trình, học liệu toán học dùng cho đào tạo sinh viên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng; đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập.

Hồng Hạnh