• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đổi mới sáng tạo trong hoạt động tại Trung tâm Ứng dụng KH&CN Bắc Giang

(Chinhphu.vn) - Thời gian qua, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) Bắc Giang có những bước chuyển biến tích cực và nhiều đổi mới. Trong đó, Trung tâm Ứng dụng KH&CN tỉnh Bắc Giang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nghiên cứu, triển khai ứng dụng KH&CN, thực hiện chuyển giao KH&CN vào sản xuất kinh doanh.

22/11/2022 16:45
Đổi mới sáng tạo trong hoạt động tại Trung tâm Ứng dụng KH&CN Bắc Giang - Ảnh 1.

Trung tâm Ứng dụng KH&CN tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất, nhân giống cây trồng mới - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Năm 2018, tỉnh Bắc Giang đã chủ động kiện toàn bộ máy, sáp nhập 3 đơn vị (Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN) và đổi tên thành Trung tâm Ứng dụng KH&CN tỉnh Bắc Giang trực thuộc Sở KH&CN Bắc Giang. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tăng cường tiềm lực cho Trung tâm này nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, tiến tới tự chủ về chi cho hoạt động thường xuyên.

Giai đoạn từ năm 2011 - 2021, Trung tâm Ứng dụng KH&CN tỉnh Bắc Giang được giao thực hiện 40 đề tài cơ sở, mô hình ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Trung tâm thực hiện 4 dự án cấp tỉnh, 2 dự án cấp Nhà nước. Từ kết quả các đề tài, dự án KH&CN các cấp, Trung tâm đã giới thiệu và nhân rộng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học, cung cấp Emina trong trồng trọt, cải tạo đất, chăn nuôi và xử lý môi trường.

Hàng năm Trung tâm đã chủ động phối hợp với các huyện, thành phố triển khai từ 10-15 lớp tập huấn về ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho hàng nghìn lượt người như: Kỹ thuật sử dụng chế phẩm Emina trong trồng trọt, chăn nuôi, xử lý môi trường; kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; kỹ thuật nuôi con đặc sản trên địa bàn tỉnh nhằm phổ biến, nhân rộng các kết quả đề tài, dự án KH&CN.

Đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất, nhân giống cây trồng mới

Bà Trương Thị Hồng Minh, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KH&CN cho biết, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ di truyền, công nghệ nuôi cấy mô vào sản xuất thử nghiệm và chọn tạo, nhân giống cây trồng cho năng suất, chất lượng cao, tập trung vào các loại giống cây trồng có thế mạnh của tỉnh như: Rau chế biến, rau an toàn, hoa, nấm, cây ăn quả, cây dược liệu...

Trung tâm Ứng dụng KH&CN tỉnh Bắc Giang cũng đang có kế hoạch phát triển, nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật tại Trung tâm để thực hiện nhân giống các loại giống cây lâm nghiệp, nấm, hoa chất lượng cao. Thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật sản xuất giống cây lâm nghiệp, nấm, hoa và tổ chức mô hình trình diễn tại khu thực nghiệm.

Đồng thời phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học, các doanh nghiệp lớn để hợp tác, chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Di truyền nông nghiệp...

Thông tin thêm về một số kết quả của Trung tâm, bà Trương Thị Hồng Minh cho biết, đối với hoạt động thông tin, thống kê KH&CN, Trung tâm đã tổ chức các hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ, phát huy vai trò Sàn giao dịch công nghệ ảo để tạo điểm đến giao dịch công nghệ cho các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN, nhà khoa học, đồng thời là nền tảng cho các hoạt động tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao, thương mại hóa công nghệ; thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Trung tâm cũng là một trong những đơn vị KH&CN đầu tiên trong toàn quốc triển khai công tác thống kê KH&CN. Hoạt động thống kê KH&CN đã thu được kết quả khả quan, các chỉ tiêu thống kê KH&CN thu thập được qua cuộc điều tra cung cấp thông tin phục vụ thiết thực công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, xây dựng chiến lược và chính sách phát triển KH&CN. Phối hợp với Cục Thông tin KH&CN quốc gia thực hiện điều tra tiềm lực KH&CN của các tổ chức KH&CN… Đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN: Tiếp nhận, lưu giữ kết quả đề tài, dự án KH&CN; cấp giấy chứng nhận nhiệm vụ KH&CN đã được nghiệm thu theo quy định.

Sau khi sáp nhập 3 đơn vị sự nghiệp thuộc Sở KH&CN, hiện hoạt động kiểm định - thử nghiệm từng bước đi vào ổn định. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng công nhận khả năng kiểm định 20 phương tiện đo, hiệu chuẩn 4 phương tiện đo. Phòng thử nghiệm VILAS 665 của Trung tâm được chứng nhận thử nghiệm các chỉ tiêu theo Quyết định số 868.2019/QĐ-VPCNCL ngày 201/11/2019 của Văn phòng công nhận Chất lượng thuộc Bộ KH&CN.

Hoạt động thử nghiệm trên các lĩnh vực như: Nước mắm, nước tương, thức ăn chăn nuôi (7 chỉ tiêu kim loại), nước ăn uống, nước ngầm và nước mặt (3 chỉ tiêu), than đá và cốc (2 chỉ tiêu), nhiên liệu khoáng rắn (1 chỉ tiêu). Công tác đầu tư trang thiết bị để mở rộng khả năng kiểm định, thử nghiệm nhằm nâng cao năng lực Kiểm định -Thử nghiệm đang từng bước được cải thiện để đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Những kết quả trong hoạt động của Trung tâm bước đầu đã cho thấy tính hiệu quả của việc đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế tự chủ của các tổ chức KH&CN công lập.

Hoàng Giang