• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đối ngoại tiếp tục được nâng tầm, là điểm sáng trong năm 2024

(Chinhphu.vn) - Đối ngoại tiếp tục được nâng tầm và là điểm sáng trong tổng thể các thành tựu năm 2024, được nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội chiến lược, môi trường thuận lợi để tăng tốc, phát triển đưa đất nước bước vào kỷ nguyên thịnh vượng và phồn vinh.

06/01/2025 18:24
Đối ngoại tiếp tục được nâng tầm, là điểm sáng trong năm 2024- Ảnh 1.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã nhấn mạnh điều này trong bài phát biểu tham luận tại Hội nghị Tổng kết công tác ngành ngoại giao năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 diễn ra sáng 6/1 tại Hà Nội.

Theo Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung, những kết quả này đạt được trong đó có sự đóng góp của ngành ngoại giao, các lực lượng đối ngoại, bao gồm các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các lực lượng đối ngoại đã tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, thực hiện các nhiệm vụ đã được Đảng và Nhà nước đề ra. Nhìn tổng thể, thành tựu của 40 năm đổi mới, trong đó có giai đoạn từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, tạo ra những hiểu biết quan trọng để phấn đấu cho hoài bão mới, kỷ nguyên mới thịnh vượng và phồn vinh của dân tộc.

"Nhiệm vụ đặt ra cho ngành ngoại giao trong thời gian tới sẽ rất nặng nề nhưng cũng rất vinh quang. Ngành ngoại giao sẽ tiếp tục vươn lên, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao trong giai đoạn mới", Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung chia sẻ.

Đối ngoại tiếp tục được nâng tầm, là điểm sáng trong năm 2024- Ảnh 2.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lê Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong bài tham luận của mình, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lê Anh Tuấn cho biết, cùng với hoạt động đối ngoại chung của đất nước, hoạt động đối ngoại của Quốc hội năm 2024 tiếp tục được triển khai toàn diện, nhất quán, hài hòa cả song phương và đa phương; bám sát trọng tâm, yêu cầu, nhiệm vụ, phát huy hiệu quả kênh ngoại giao nghị viện; tham gia chủ động, tích cực, có trách nhiệm tại các diễn đàn liên nghị viện đa phương; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất với các cơ quan đầu mối đối ngoại và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Hoạt động đối ngoại đa phương được triển khai chủ động với sự tham gia tích cực, trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam tại các diễn đàn liên nghị viện thế giới và khu vực, góp phần nâng cao uy tín của Quốc hội, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Trên cơ sở đó, công tác đối ngoại của Quốc hội năm 2025 tập trung vào một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm sau: Thứ nhất, bám sát yêu cầu thực tế để tiếp tục triển khai hiệu quả Định hướng hoạt động đối ngoại của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV, đến năm 2030 và Kế hoạch triển khai Kết luận 71 của Bộ Chính trị nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội/ Nghị viện các nước, góp phần tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước.

Thứ hai, phối hợp đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy tháo gỡ vướng mắc về thể chế trong hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư với các nước; tập trung hoàn thiện thể chế, nội luật hóa các cam kết quốc tế, các hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, chủ động đề xuất sáng kiến, đăng cai tổ chức các hội nghị liên nghị viện quan trọng; tham gia chủ động, tích cực, có trách nhiệm tại các diễn đàn hợp tác nghị viện mà Việt Nam có nhiều lợi ích như AIPA, IPU, ASEP, APPF, các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong…

Ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp tích cực vào những thành tựu chung của đất nước

Trong bài tham luận đưa ra tại Hội nghị, ông Bùi Thế Duy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh sự gắn kết, mối quan hệ tương trợ giữa ngoại giao và khoa học công nghệ, góp phần mở đường trong hợp tác quốc tế về lĩnh vực khoa học công nghệ. Đồng thời, sự phát triển của khoa học công nghệ cũng góp sức để thúc đẩy ngoại giao nói chung.

Đối ngoại tiếp tục được nâng tầm, là điểm sáng trong năm 2024- Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo ông Bùi Thế Duy, năm 2024, ngành ngoại giao đã đạt được thành tựu từ khai thác các xu hướng công nghệ, qua đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Lãnh đạo Việt Nam đã triển khai hàng hoạt các hoạt động ngoại giao về công nghệ, là cầu nối cho chuyển giao công nghệ với các nước trên thế giới, nâng cao năng lực nghiên cứu trong nước và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Các nỗ lực ngoại giao đã tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, hợp tác với các tập đoàn công nghệ toàn cầu, góp phần định hình vị thế của đất nước trong lĩnh vực công nghệ chiến lược.

Bên cạnh đó, Việt Nam là điểm đến của nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Google, Samsung, NVIDIA… giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Trên thực tiễn đó, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định vai trò phối hợp của ngành ngoại giao và ngành khoa học công nghệ là rất quan trọng, tạo ra những cơ chế thuận lợi để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, theo sát các xu hướng mới, đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Đối ngoại tiếp tục được nâng tầm, là điểm sáng trong năm 2024- Ảnh 4.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế chung, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, giai đoạn vừa qua, đặc biệt trong năm 2023-2024 chứng kiến bối cảnh quốc tế diễn biến khó lường, thế giới bước vào kỷ nguyên đa cực, xu hướng bảo hộ mậu dịch nổi lên ngay tại các quốc gia có truyền thống tự do hoá thương mại. Trong bối cảnh đó, Việt Nam một mặt thúc đẩy tự do hoá kinh tế, một mặt điều chỉnh các chính sách để phù hợp với quốc gia, dân tộc. 

Việt Nam tiếp tục đàm phán, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng như các thoả thuận quốc tế, đồng thời sẽ tích cực nghiên cứu, tìm kiếm các hiệp định tự do mới, hướng tới thúc đẩy tính tự lực, tự cường của nền kinh tế, qua đó góp phần vào việc tăng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục gần 800 tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, Bộ Công Thương cũng sẽ tích cực phối hợp với các bộ, ban, ngành để hoàn thiện, đánh giá các FTA để nhận diện đúng cơ hội, thách thức, qua đó thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh thị trường.

Ngoài ra, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân chỉ rõ, bước vào năm 2025, Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao cần phối hợp chặt chẽ nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra, khai thác triệt để các lợi ích do FTA mang lại cũng như đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế trong thời gian tới.

Hội nghị Tổng kết công tác ngành ngoại giao năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 diễn ra trong không khí phấn khởi của Năm mới 2025 và cùng cả nước quyết tâm cao thực hiện thắng lợi các kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 nhằm đưa đất nước tăng tốc, bứt phá bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc./.

Thùy Dung - Tuấn Dũng