• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đối thoại cấp cao về kinh tế Việt Nam-Pháp

(Chinhphu.vn) - Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cùng Bộ Ngoại thương Pháp thống nhất phối hợp hành động nhằm tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp và hành động cụ thể để loại bỏ các rào cản về tiếp cận thị trường có ảnh hưởng bất lợi đến trao đổi thương mại.

09/04/2013 20:01

Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế Việt Nam-Pháp lần thứ nhất, ngày 9/4. Ảnh: VGP/Huy Thắng

Đây là một trong nhiều nội dung được thảo luận tại cuộc Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế Việt Nam-Pháp lần thứ nhất, tổ chức ngày 9/4, tại Hà Nội, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Ngoại thương Pháp Nicole Bricq đồng chủ trì.

Bộ trưởng Nicole Bricq cho rằng mặc dù quan hệ Việt Nam-Pháp  đang phát triển ổn định và đã có những thành tựu rực rỡ (trong các lĩnh vực hàng không, dược phẩm, thực phẩm, du lịch, hạ tầng năng lượng, v.v…) nhưng quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước hiện còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Tại phiên họp toàn thể, hai Bộ trưởng đã khởi động các cuộc thảo luận và lắng nghe các chuyên gia về ba chủ đề có khả năng mở ra các cơ hội hợp tác chuyên sâu nhằm tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước: tăng cường quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chỉ dẫn địa lý; lợi ích khi áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho dự án qui mô lớn; các giải pháp sáng tạo trong công tác quản lý và tài chính đối với các dự án hạ tầng trong đó có mô hình hợp tác công-tư (PPP).

Huy Thắng