• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đối thoại với doanh nghiệp về hành vi gây ảnh hưởng môi trường

(Chinhphu.vn) - Ông Bùi Văn Tính (Hà Nội) muốn biết trường hợp doanh nghiệp cho xe chở đất phế thải, đổ vào sau khu dân cư gây tắc đường thoát nước, ngập lụt, việc đi lại của người dân gặp khó khăn thì khu dân cư có thể tổ chức họp, đối thoại để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường không và tiến hành như thế nào?

02/08/2011 11:11

Thắc mắc của ông Tính được Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội hướng dẫn như sau:

Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường phải có trách nhiệm công khai với nhân dân địa phương về tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường bằng một trong các hình thức như: tổ chức họp để phổ biến cho nhân dân địa phương biết; hoặc thông báo, phổ biến bằng văn bản cho nhân dân địa phương được biết; và phải đối thoại với nhân dân địa phương theo yêu cầu hoặc đơn thư khiếu nại của công dân.

3 trường hợp được yêu cầu tổ chức đối thoại về môi trường                                            

Theo Điều 105 Luật Bảo vệ môi trường, trong 3 trường hợp sau đây phải tổ chức đối thoại về môi trường:

- Theo yêu cầu của bên có nhu cầu đối thoại;

- Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp;

- Theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân liên quan, thì phải tổ chức đối thoại về môi trường.

Bên yêu cầu đối thoại phải gửi cho bên được yêu cầu đối thoại các vấn đề cần giải thích hoặc đối thoại;

Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên nhận yêu cầu phải chuẩn bị các nội dung trả lời, giải thích, đối thoại;

Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường yêu cầu tổ chức đối thoại thì các bên có liên quan thực hiện theo quy định của cơ quan đã yêu cầu.

Việc đối thoại về môi trường được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật và dưới sự chủ trì của UBND hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường.

Kết quả đối thoại phải được ghi thành biên bản ghi nhận các ý kiến, thỏa thuận, làm căn cứ để các bên có trách nhiệm liên quan thực hiện hoặc để xem xét xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường.

Trách nhiệm tổ chức đối thoại về môi trường

Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND các cấp được quy định tại Điều 122 Luật Bảo vệ môi trường như sau:

- UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan...

 - UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo uỷ quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND cấp xã…

- UBND cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp; Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hoà giải..

Trường hợp ông Bùi Văn Tính phản ánh việc doanh nghiệp cho xe chở đất phế thải, đổ vào sau khu dân cư làm tắc đường thoát nước, gây ngập lụt đường xá, khu dân cư, đây là hành vi gây ô nhiễm và tác động xấu đến môi trường sống của nhân dân trên địa bàn, cần được khẩn trương xử lý, khắc phục hậu quả.

Tổ trưởng tổ dân phố, Cụm trưởng cụm dân cư cần phối hợp với Ban công tác Mặt trận Tổ quốc làm đơn kiến nghị về môi trường và chuẩn bị nội dung đối thoại, gửi đến UBND cấp xã yêu cầu tổ chức đối thoại giữa nhân dân với người đại diện của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức đối thoại. Việc đối thoại về môi trường được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật và dưới sự chủ trì của UBND hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường.

Kết quả đối thoại phải được ghi thành biên bản ghi nhận các ý kiến, thỏa thuận, làm căn cứ để các bên có trách nhiệm liên quan thực hiện hoặc để xem xét xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.