• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế

(Chinhphu.vn) - Ông Hoàng Quang Trung (quang trungvlqt@...) là người tàn tật, mất sức lao động 61%, hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hệ số 1,0. Vậy, khi khám chữa bệnh ông Trung có được giảm viện phí không?

01/09/2011 14:39

Về vấn đề trên, Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ sửa đổi Điều 8 Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 thì đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế gồm:

- Các đối tượng tại khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, được sửa đổi theo khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị định 13/2010/NĐ-CP.

- Các đối tượng tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP; trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và trẻ em là con của người đơn thân quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP.

Theo đó, những người được cấp thẻ bảo hiểm y tế như sau:

- Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ.

- Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm.

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.

Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

- Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ).

- Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.

- Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.

- Trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng.

- Trẻ em là con của người đơn thân thuộc diện hộ nghèo.

Theo quy định tại Điểm b, Điểm c, Khoản 1, Điều 1 Thông tư Liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã Hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP thì:

- “Người tàn tật nặng không có khả năng lao động” quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP là người từ đủ 15 tuổi trở lên bị tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể lao động, được Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận;

- “Người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ” quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP là người tàn tật không có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân, được Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận;

Trường hợp Hoàng Quang Trung là người tàn tật mất sức lao động 61%, đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hệ số 1,0. Hệ số 1,0 này được nhân với mức chuẩn hiện nay là 180.000 đồng để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng của ông.

Nếu ông Trung thuộc đối tượng quy định tại Khoản 5, Điều 1 Nghị định 13/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điểm b, Điểm c, Khoản 1, Điều 1 Thông tư Liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC nêu trên thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế, khi khám chữa bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm y tế dành cho đối tượng bảo trợ xã hội.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.