• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đối tượng, thủ tục đưa vào trường giáo dưỡng

(Chinhphu.vn) - Bà Lâm Thị Thùy Vân (thuyvancute@...) hỏi: Thủ tục đưa một người vào trường giáo dưỡng được thực hiện như thế nào, tại đâu? Tỉnh Đồng Tháp có trường giáo dưỡng không?

25/10/2011 17:45

Về vấn đề trên, Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Theo quy định tại các Điều 2, Điều 9, Điều 10 và Điều 13 Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 của Chính phủ quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng đã được sửa đổi, bổ sung theo Điều 1 Nghị định 66/2009/NĐ-CP ngày 1/8/2009 của Chính phủ và được hướng dẫn tại Thông tư 19/2011/TT-BCA ngày 20/4/2011 của Bộ Công an thì thủ tục đưa người chưa thành niên vi phạm pháp luật được thực hiện như sau:

Đối tượng bị áp dụng đưa vào trường giáo dưỡng

Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật để học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, cai nghiện ma túy, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của trường. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là từ sáu tháng đến hai năm.

Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự;

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nghiện ma túy thuộc loại côn đồ hung hãn, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng; càn quấy, gây gổ đánh nhau; sử dụng vũ lực hành hung người khác hoặc chống người thi hành công vụ; tổ chức đua xe trái phép từ hai lần trở lên trong mười hai tháng;

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đang chấp hành quyết định tại cơ sở chữa bệnh, trong giai đoạn cắt cơn, phục hồi mà có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, sử dụng vũ lực chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự tại cơ sở chữa bệnh từ hai lần trở lên trong mười hai tháng.

- Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người nước ngoài.

Thủ tục đưa vào trường giáo dưỡng

- Đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật cần đưa vào trường giáo dưỡng thì Chủ tịch UBND cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ gửi Chủ tịch UBND cấp huyện. Hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng gồm có: Bản tóm tắt lý lịch; Biên bản, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó; Kết quả xét nghiệm chất ma túy (đối với người nghiện ma túy); Bản trích lục tiền án, tiền sự (nếu có); Văn bản về các biện pháp giáo dục đã áp dụng; Nhận xét của cơ quan Công an, ý kiến của nhà trường nơi người chưa thành niên học tập, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Ban Lao động -Thương binh và Xã hội ở cấp xã, cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó; Báo cáo của Chủ tịch UBND cấp xã đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

- Hội đồng tư vấn về việc đưa vào trường giáo dưỡng do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập để giúp Chủ tịch UBND cấp huyện xét duyệt hồ sơ đưa đối tượng vào trường giáo dưỡng.

Thường trực Hội đồng tư vấn có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, tổ chức và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng tư vấn. Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, xét duyệt và biểu quyết từng đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng. Căn cứ vào các ý kiến và số phiếu biểu quyết của các thành viên trong cuộc họp Hội đồng tư vấn, thường trực Hội đồng tư vấn kết luận theo đa số phiếu về từng đối tượng. Cuộc họp của Hội đồng tư vấn phải được ghi biên bản. Các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp gửi kèm theo báo cáo do thường trực Hội đồng tư vấn trình Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng tư vấn, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định việc đưa vào trường giáo dưỡng.

Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người bị đưa vào trường giáo dưỡng, cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó, cơ quan Công an cấp huyện, HĐND cấp huyện và UBND cấp xã nơi người đó cư trú.

Bà Lâm Thị Thùy Vân cần đối chiếu các quy định nêu trên để biết được đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào giáo dưỡng và thủ tục đưa người vào trường giáo dưỡng. Hiện nay ở khu vực Miền Tây Nam Bộ có Trường Giáo dưỡng số 5, thuộc Tổng cục VIII, Bộ Công an đóng tại xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Đối tượng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bị quyết định áp dụng biện pháp đưa vào giáo dưỡng sẽ được học tập tại trường này.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật