Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Đáng chú ý, tại Thông tư, Bộ Giao thông vận tải đã cắt giảm, đơn giản hóa quy định về hồ sơ khi các đơn vị, tổ chức thực hiện công tác đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.
Cụ thể, khi đăng ký kiểm tra sản xuất, lắp ráp mới, đơn vị đề nghị kiểm tra không cần nộp Bản vẽ và thông số kỹ thuật của tổng thành, thiết bị sản xuất trong nước; bản vẽ và thông số kỹ thuật của tổng thành, thiết bị nhập khẩu như quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT, giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ nhưng vẫn đảm bảo đủ nội dung kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định mới, hồ sơ thiết kế đối với phương tiện sản xuất, lắp ráp mới bao gồm: Bản vẽ kỹ thuật: Bản vẽ tổng thể của phương tiện, tổng thành, thiết bị; bản vẽ lắp đặt của tổng thành, thiết bị, hệ thống trên phương tiện.
Bản thuyết minh, tính toán: Thuyết minh đặc tính kỹ thuật cơ bản của phương tiện; thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm động lực học: tính êm dịu vận hành, tính an toàn chống lật và chống trật bánh; thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm sức kéo (áp dụng đối với đầu máy); thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm sức bền của khung giá chuyển hướng, bộ trục bánh xe, bệ xe, thân xe; thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm hệ thống hãm.
Đối với tổng thành, thiết bị, linh kiện sản xuất, lắp ráp mới: Bản vẽ tổng thể của tổng thành, thiết bị, linh kiện; bản thuyết minh đặc tính kỹ thuật của tổng thành, thiết bị, linh kiện; tính toán kiểm nghiệm sức bền đối với thân xe, khung giá chuyển hướng, bộ trục bánh xe, bộ móc nối đỡ đấm.
Tương tự, đối với đăng ký kiểm tra phương tiện, đăng ký kiểm tra hoán cải phương tiện, không yêu cầu nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ chất lượng và tài liệu kỹ thuật liên quan của tổng thành, thiết bị, linh kiện mới được sử dụng.
Tuệ Văn