• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đồng bằng sông Cửu Long: Đứng trước nỗi lo không còn mùa nước nổi!

Hàng năm, vào tháng 7, 8, 9 âm lịch là mùa nước nổi ở vùng ĐBSCL, đây cũng là mùa làm ăn của nông dân nghèo khai thác thủy sản, trồng cây thủy sinh; các làng nghề đóng ghe xuồng, làm lưới cá, lờ, lưỡi câu, nuôi cá đăng quần… Nhưng đến nay, đã bước sang giữa tháng 9 âm lịch mà lũ không về... và bởi vậy, đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nỗi lo không còn mùa nước nổi!"

26/10/2010 15:00
Nguồn lợi sinh thái mất dần Từ nhiều năm qua, người dân ĐBSCL đã quen với cuộc sống mùa nước nổi, cứ mỗi độ mùa nước về như là mùa hội thu hoạch nguồn thủy sản tự nhiên do lũ đem lại. Đây được coi là nguồn thu nhập không nhỏ của nông dân trong mùa lũ nhất là đối với các hộ nghèo. Cho nên năm nào không có lũ coi như một bộ phận nông dân ĐBSCL gặp khó. Khi sống chung với lũ, khái niệm lũ ở ĐBSCL gần như không còn, thay vào đó là mùa nước nổi. Nước càng cao, đời sống người dân càng khấm khá, có dư. Không ít hộ thoát nghèo nhờ vào nước nổi... Thực tế tại An Giang, nhiều người chỉ khai thác thủy sản mùa lũ đã có tích lũy cho nhiều tháng trong năm. Là tỉnh đầu nguồn vốn rất năng động thích ứng với điều kiện tự nhiên, An Giang đã sớm hình thành Đề án 31 nhằm tạo việc làm cho nông dân trong mùa nước nổi, góp phần tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo. Hàng năm, An Giang giải quyết cho hàng chục ngàn lao động trực tiếp mưu sinh đủ nghề khi mùa lũ về để nuôi sống gia đình. Tuy nhiên, mùa lũ 2010 coi như “mất trắng” vì không có lũ. “Tháng Bảy nước nhảy khỏi bờ”. Đó là kinh nghiệm của người dân quen sống với nước nổi, nước lũ ở ĐBSCL. Thế nhưng, đã qua ngày 15 tháng 9 âm lịch rồi mà nông dân ở các huyện đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu như Tịnh Biên, An Phú và Tân Châu (An Giang), Tân Hồng và Hồng Ngự (Đồng Tháp)… đã hết hy vọng . Khi chúng tôi về huyện Hồng Ngự, nhằm vào thời điểm triều cường nhưng nước trên hai con sông này vẫn lên rất chậm, chỉ 2-3 cm/ngày đêm. Như vậy, năm nay ĐBSCL coi như không có lũ. Tại sông Tiền mực nước chưa tới 2,8 mét, thấp hơn cùng kỳ khoảng 0,7 mét và thấp hơn đỉnh lũ 2009 khoảng 1,3 mét. Trên sông Hậu, tại Châu Đốc mực nước khoảng 2,3 mét, thấp hơn đỉnh lũ năm ngoái khoảng 1,2 mét. Nhiều trạm quan trắc trên các tuyến sông tại hai tỉnh đầu nguồn đều đo được mực nước thấp hơn cùng kỳ từ 5cm đến 1,45 mét. Đến thời điểm này, đỉnh lũ đã qua nhưng mực nước mới nhất được đo vào ngày 15/10 trên sông Tiền tại Tân Châu (An Giang) chỉ 2,9 mét trong khi mức báo động I năm nay là 3,5 mét. Nước thấp, làm nhiều người hụt hẫng. Xã Phú Lộc, huyện Tân Châu, nơi đầu tiên của tỉnh An Giang hàng năm đón mùa nước nổi từ đất Campuchia tràn về, nhưng năm nay những người làm nghề câu lưới sống dọc tuyến kênh Bảy Xã phải chịu cảnh “ngồi chơi xơi nước”. Ông Thái Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lộc cho biết, năm nay, mùa nước nổi coi như không có. Hiện tại, nước dưới các con kênh còn cách mặt ruộng khoảng vài tấc, trong khi mọi năm vào đầu tháng 7 âm lịch, nước trên đồng đã cao hơn 1m. “Chưa năm nào mùa nước nổi về trễ như năm nay, cá tôm cũng ít, những người làm nghề câu lưới bị thất thu. Mùa nước kiệt này, dân trong xã phải chạy khắp nơi làm thuê, làm mướn, cắt lúa vụ ba kiếm tiền để bù đắp thất thu của nghề cá”, ông Minh nói. Đến cụm tuyến dân cư vùng lũ ở xã Phú Lộc, chúng tôi được anh Ngô Văn Tuần, bộ đội phục viên nay làm cán bộ nông nghiệp xã, người đã sinh sống ở đây 20 năm cho biết: Khi độ nước bắt đầu son, đỏ quạch màu gạch chín thì cũng là lúc cá linh non về. Mỗi hội đi giăng lưới một cánh đồng gần nhau, người giăng ruộng này, người ruộng kế bên, không cần phân chia khi mà cả cánh đồng chỗ nào cũng mênh mông nước. Cá mắm thuở ấy, nhất là cá linh nhiều vô kể, cứ giăng xong chục tay lưới, ngồi đốt một hai điếu thuốc, quay trở lại tay lưới đầu gỡ không kịp. Những bầy cá linh non đi theo đàn, dẫu có gặp lưới thì cũng ráng mà vượt, con nhỏ quá thì thoát, con lớn tí thì mắc lưới, còn những người chài nếu đêm bắt trúng mạch cá thì chỉ cần chục tay chài là đầy xuồng. Chỉ một cái đăng ở ngã 3 kênh có ngày thu được trên cả 100 tấn linh. Những nhà cặp mé kinh thì không cần đi xuồng, làm cái vó càng, ngày cất vài bận là dư ăn. Mùa cất vó nấu nước mắm, làm mắm ăn mệt nghỉ. Nhưng năm nay không còn cảnh đó nữa. Cá linh non ở đầu mùa lũ như năm trước chỉ có vài ba ngàn đồng, một ký, nhưng năm nay do khan hiếm, lũ không về nên giá cá linh đã tăng lên mức 120 ngàn đồng/kg, vào đầu mùa lũ (mức giá tăng lịch sử từ trước đến nay). Năm nay không có nước về , khiến những hộ chuyên sinh sống vào nghề khai thác hải sản hầu như kiệt quệ. Anh Lê Văn No, bộ đội phục viên về ở ấp Phú Quý, xã Phú Lộc này đã trên 20 năm chuyên sinh sống bằng nghề khai thác thủy sản nói: “Hàng năm cứ độ vào tháng 6 âm lịch, gia đình tôi đã chuẩn bị sẵn lưới, dớn, ghe xuồng để tháng 7 âm lịch mùa lũ về là đánh bắt thủy sản, mỗi mùa lũ gia đình tôi kiếm ít nhất là khoảng 60 triệu đồng, đủ cho gia đình 7 miệng ăn cả năm, nhưng năm nay, không biết phải ra sao”. Không những vậy, những hộ nuôi cá đăng quần mùa lũ như cá lóc, cá kền ở xã (mua cá linh để làm thức ăn cho cá nuôi ) cũng thất bại theo vì giá cá con làm thức ăn quá cao… Theo tính toán của ngành nông nghiệp, trung bình mỗi năm An Giang có giá trị tăng thêm từ 2.000 tỷ đồng từ việc khai thác lợi thế do mùa nước nổi đem lại. Lũ nhỏ sẽ mất đi nguồn thu đáng kể này. Nguồn lợi mùa nước nổi đem lại lớn như vậy, hàng năm tỉnh An Giang đã có cả Đề án sản xuất trong mùa lũ, làm giàu và sống chung với lũ. Như vậy, năm nay lũ nhỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng chục ngàn hộ nông dân sống bằng nghề đánh bắt tôm cá. Trước tình hình đó, tỉnh đã triển khai và đưa ra nhiều mô hình trồng trọt, nuôi trồng thủy sản thích hợp, cũng như tạo công ăn việc làm cho nông dân trong vùng lũ tùy theo đặc thù của từng nơi. Năm 2010, Sở KH&CN tỉnh đang thực nghiệm sản xuất nhân tạo cá Linh ống và đã đạt được kết quả bước đầu cho ra cá linh non mùa nghịch phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách. Lũ không về, các làng nghề truyền thống sống nhờ vào lũ ở An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp... cũng rơi vào cảnh hoạt động cầm chừng. Các làng nghề làm lưỡi câu, sản phẩm bán ra mùa lũ này giảm từ 40%-50% so với những năm trước. Lượng tiêu thụ xuồng ghe ở Long Hậu, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) giảm so với năm ngoái. Trong khi chi phí đóng xuồng tăng thêm 30.000-50.000 đồng chiếc tức lên khoảng 400.000-420.000 đồng/chiếc so với năm ngoái, nhưng bán với giá 350.000-400.000 đồng/chiếc vẫn không có người mua. Ước tính, có khoảng 10% hộ đóng xuồng ở đây chuyển nghề tạm thời vì không “gánh” nổi các khoản lỗ và khó tiêu thụ sản phẩm. Từ Tân Châu (An Giang ), chúng tôi về Thị xã Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp, cũng là đầu nguồn lũ. Ông Phan văn Thắng, Bí thư Thị xã cho biết, nước không có coi như ngành nghề tiêu thủ công nghiệp như đóng thuyền, làm lưới, lợp, lưỡi câu cũng thất bại theo. Quan trọng hơn là hàng trăm hộ nuôi cá, tôm đăng quần ở thị xã cũng đã phơi lưới mùng vì không có nước. Ông Thắng còn cho biết, diện tích nuôi tôm, cá lốc đăng quầng mùa lũ ở Đồng Tháp tương đối lớn, riêng huyện Tam Nông là 700 ha, Thị xã Hồng Ngự 100 ha và huyện Hồng Ngự cũng có tới hàng trăm ha…phải treo mùng vì không dám nuôi; chỉ có vài nơi thuộc vùng thấp có nước, thì ráng nuôi nhưng chắc chắn sẽ bị lỗ nặng vì giá thức ăn quá cao, hơn nữa cá, tôm nuôi cũng dễ bị dịch bệnh nên rất ít hộ nông dân dám mạo hiểm đành phải chuyển nghề. Ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Tháp, cho biết: “Mực nước thấp ngay trong mùa lũ làm nghèo đi nguồn lợi thủy sản trên các con sông ở ĐBSCL, ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân sống vào mùa lũ. Không những thế, các mô hình nuôi trồng thủy sản ở địa phương cũng bị ảnh hưởng nặng nề”. .. Những năm qua, ở các huyện - thị xã - thành phố trong tỉnh Đồng Tháp đã có hàng ngàn hộ dân phát triển nghề trồng ấu, rau nhúc, bồn bồn, điên điển, bông súng, bông sen... vào mùa nước nổi mà nhanh chóng thoát nghèo, ổn định cuộc sống; đồng thời, góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nông nhàn ở địa phương. Không có lũ năm nay, Đồng Tháp đã mất đi hàng trăm tỷ đồng nguồn lợi từ thủy sản do mùa lũ đem lại và chắc chắn năm nay sẽ có nhiều hộ dân sẽ rơi vào cảnh tái nghèo ! Lê Hiền