• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất thành công 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Theo Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long: Với 1,8 triệu ha đất trồng lúa, nông dân các tỉnh ĐBSCL quay vòng từ 2-3 vụ lúa/ năm, đưa diện tích trồng lúa năm 2011 lên trên 4 triệu ha, trong đó có 1 triệu ha sản xuất lúa chất lượng cao. Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là An Giang, Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ mở rộng diện tích vùng lúa hàng hóa chất lượng cao lên 1 triệu ha liên kết với mô hình "cánh đồng mẫu lớn" rất thành công, nhằm nâng cao chất lượng hạt gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Giống lúa canh tác vùng chất lượng cao bao gồm các giống lúa đặc sản chất lượng cao, lúa thơm, lúa có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng chuyên biệt, lúa giàu protein, lúa dành riêng cho đối tác nước ngoài thu mua, lúa làm thực phẩm chế biến cao cấp đạt chuẩn VietGAP, Global GAP. Vùng lúa chất lượng cao do sản xuất tập trung, phần lớn đã cơ giới hóa, ngoài tiêu chuẩn về chất lượng gạo còn có khả năng kháng rầy nâu và chống chịu tốt các bệnh nên chi phí sản xuất giảm tới 30% trong khi năng su

22/10/2011 11:58

Theo Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long: Với 1,8triệu ha đất trồng lúa, nông dân các tỉnh ĐBSCL quay vòng từ 2-3 vụ lúa/ năm, đưa diện tích trồng lúa năm 2011 lên trên 4 triệu ha, trong đó có 1 triệu ha sản xuất lúa chất lượng cao. Các tỉnhĐồng bằng sông Cửu Long chủ yếu làAn Giang, Đồng Tháp, Long An, Cần Thơmở rộng diện tích vùng lúa hàng hóa chất lượng cao lên 1 triệu ha liên kết với mô hình "cánh đồng mẫu lớn" rất thành công, nhằm nâng cao chất lượng hạt gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới.Giống lúa canh tác vùng chất lượng cao bao gồm các giống lúa đặc sản chất lượng cao, lúa thơm, lúa có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng chuyên biệt, lúa giàu protein, lúa dành riêng cho đối tác nước ngoài thu mua, lúa làm thực phẩm chế biến cao cấp đạt chuẩn VietGAP, Global GAP. Vùng lúa chất lượng cao do sản xuất tập trung, phần lớn đã cơ giới hóa, ngoài tiêu chuẩn về chất lượng gạo còn có khả năng kháng rầy nâu và chống chịu tốt các bệnh nên chi phí sản xuất giảm tới 30% trong khi năng suất đạt 7-8 tấn/ha cá biệt có tỉnh như An Giang đạt đến 9 tấn/ha. Giá bán lại cao ngất ngưởng lên đến 6.300 – 6.700 đồng/kg. Tham gia liên kết sản xuất lúa chất lượng cao, hàng ngàn hộ dân liên đã có mức lãi cao từ 170% đến 200%.

Để đạt hiệu quả 1 triệu ha lúa chất lượng cao, các tỉnh tăng cường sản xuất giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận trên cả 2 hệ thống chính qui và nông hộ; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ thuật viên, trang bị thêm thiết bị kiểm nghiệm cho các trung tâm giống cấp tỉnh để thực hiện tốt công tác quản lý giống trên địa bàn; cho vay ưu đãi, tập huấn chu đáo để nhữnghộ nông dân biết cách chọn nhân giống và quy trình sản xuất lúa chất lượng cao đạt chuẩn.Các tỉnh cũng đã nâng cấp hệ thống thủy lợi trục, nội đồng bảo đảm đủ nước tưới cho các vụ lúa trong năm, sắp xếp thời vụ sản xuất hợp lý, xuống giống đồng loạt, bố trí thời gian xuống giống một vụ lúa hợp lý để không làm ảnh hưởng đến vụ lúa kế tiếp.

Nhờ các biện pháp trên, năm 2011 này nông dân ĐBSCL hứa hẹn được mùa. Mặc dù mùa lũ năm 2011 mất trắng hàng ngàn ha lúa thu đông, nhưng sản lượng lúa năm 2011 Đồng bằng sông Cửu Long vẫn ước tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2010.

Thế Đạt