• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Động đất 4 độ richter tại Quảng Bình

(Chinhphu.vn) - Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), sáng 25/10, trận động đất có độ lớn 4.0 độ richter đã xảy ra tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

25/10/2023 11:57
Động đất 4 độ Richter tại Quảng Bình - Ảnh 1.

Vị trí xảy ra động đất sáng 25/10 tại Quảng Bình

Vào khoảng 6h55' trận động đất có độ lớn 4.0 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 12 km đã xảy ra tại tọa độ 17.868 độ Vĩ Bắc-106.392 độ Kinh Đông, thuộc huyện Quảng Trạch. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, động đất có độ lớn 4.0 thuộc mức độ trung bình, không gây rủi ro thiên tai nhưng rất có thể vẫn kèm theo các dư chấn. Các kết cấu xây dựng yếu có thể bị ảnh hưởng bởi động đất ở mức độ này.

Viện Vật lý Địa cầu tiếp tục theo dõi thêm động đất tại khu vực này, thông báo về hoạt động động đất đến chính quyền và người dân để chủ động ứng phó.

Cũng theo TS. Nguyễn Xuân Anh, các nhà khoa học chưa dự báo được thời điểm chính xác xảy ra động đất, ngay cả với nhiều nước tiên tiến trên thế giới, nhưng đánh giá mức độ nguy hiểm (độ lớn cực đại, tần suất…) cho từng khu vực cụ thể thì có thể làm được và trên cơ sở đó đưa ra phương án phòng chống động đất phù hợp.

TS. Nguyễn Xuân Anh khuyến cáo người dân và chính quyền địa phương cần quan tâm đến các yếu tố kháng chấn trong xây dựng, không chỉ cho các công trình thủy điện, thủy lợi, kể cả nhà dân, khu đô thị; thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất mạnh.

Hoàng Giang