• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Động đất 4,1 độ tại huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa

(Chinhphu.vn) - Sáng nay (21/7), một trận động đất mạnh 4,1 độ xảy ra tại huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km.

21/07/2024 10:06
Động đất 4,1 độ tại huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa- Ảnh 1.

Vị trí chấn tâm trận động đất ở Thanh Hoá sáng nay (21/7)

Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) cho biết, vào 4h32'41'' ngày 21/7, một trận động đất có độ lớn 4,1 xảy ra tại vị trí có tọa độ 20.068 độ vĩ Bắc, 105.446 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Nhiều người dân sống gần Ngọc Lặc như Vĩnh Lộc, Thọ Xuân của Thanh Hóa cũng cảm nhận rõ rung chấn của trận động đất này.

Theo nhận định của Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, đây là trận động đất nhỏ, không gây ảnh hưởng đến người dân khu vực. Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Tại tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra động đất vào các năm 2018, 2019, gần đây nhất ngày 3/10/2021 một trận động đất có độ lớn 2,9 xảy ra tại khu vực Biển Đông cách bờ biển thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoảng 90 km. 

TS. Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, cho biết, tuy trận động đất có cường độ yếu và không gây thiệt hại nhưng cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tiếp tục theo dõi sát những diễn biến tiếp theo vì đây là khu vực thường xuyên xảy ra những trận động đất nhỏ.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa chấn, động đất tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở các vùng như từ thượng nguồn sông Mã đến Thanh Hóa; sông Đà từ Lai Châu đến Hòa Bình; sông Hồng-sông Chảy; Đông Triều từ Yên Thế-Nhã Nam đến Hòn Gai-Cẩm Phả; sông Cả-Rào Nậy và vùng ven biển Trung Bộ và Nam Bộ.

Thống kê của Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần cho thấy, từ ngày 1/1 đến ngày 10/7, Trung tâm này đã ghi nhận được 142 trận động đất có độ lớn dao động trong khoảng từ 2,5 đến 4,1 độ Richter theo thang Mô men trên lãnh thổ và vùng biển Việt Nam trong đó có 24 trận động đất có độ lớn M ≥ 3,5 đã được thông báo đầy đủ trên các phương tiện thông tin.

Trong 142 trận động đất, ngoài các trận động đất kích thích tập trung ở các khu vực hồ thủy điện như tại Kon Tum, Quảng Nam, thì có 10 trận động đất tự nhiên. Tuy nhiên hầu hết là các trận động đất nhỏ, không gây thiệt hại.

Động đất xảy ra ở nhiều khu vực trên cả nước như Yên Bái, Ninh Bình, Phú Yên. Tại Hà Nội, một trận động đất mạnh hơn 4 độ cũng xảy ra tại huyện Mỹ Đức, gây rung chấn trên bề mặt. 

Riêng tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, động đất kích thích vẫn xảy ra thường xuyên thời gian qua.

Hoàng Giang