• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Động đất trên diện rộng ở miền đông Nam Bộ

Vào lúc 14 giờ 55 chiều nay 8-11, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu lại xảy ra một trận động đất với cường độ khá mạnh, mà theo cảm nhận của nhiều người, mạnh hơn các trận động đất khác trên địa bàn này trong suốt ba năm qua.

09/11/2005 09:53

Trước đó, vào lúc 0 giờ 15 ngày 8-11, trên địa bàn TP Vũng Tàu và ngoài khơi vùng biển BR-VT đã xảy ra một trận động đất khác. Cường độ và quy mô của hai trận động đất diễn ra vào ngày 8-11, theo cảm nhận của nhiều người,  lớn hơn so với  với hai trận trận động đất và dư chấn tiếp theo của nó diễn ra vào đêm 5-8 và 7-8 vừa qua.

Cũng như các trận động đất trước, hai trận động đất  này đã không gây thiệt hại về người và của. Tuy nhiên sự xuất hiện liên tục của các trận động đất đã tác động khá tiêu cực đến tâm lý của người dân. Nhưng, mọi sinh hoạt trên địa bàn tỉnh BR-VT vẫn diễn ra bình thường.

Nhiều người dân cho rằng, điều mà họ cần bây giờ là các thông tin, các ý kiến của các nhà khoa học về hai trận động đất để nhận thức rõ hơn, để có một tâm lý ổn định và vững vàng hơn.

Như vậy, đây là trận động đất thứ năm liên tiếp trên địa bàn thành phố Vũng Tàu nói riêng và khu vực miền Đông Nam Bộ nói chung từ năm 2002 trở lại nay, kể từ sau hai trận động đất diễn ra vào ngày 26-8 và 14-9-2002.

Có gì khác nhau giữa những trận động đất này?

Chúng tôi đã đặt ra câu hỏi này với các chuyên gia địa vật lý của Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan của XNLD Vietsovpetro?

Các chuyên gia ở đây cho biết, khác với hai trận động đất đã xảy ra ngày 26-8-2002 và ngày 14-9-2002 tại TP Vũng Tàu và các địa phương Long Hải- Hàm Tân, trận động đất và các dư chấn diễn ra trong ngày 5-8 và 6-8-2005 và hai trận động đất diễn ra vào ngày 8-11 gây chấn động trong phạm vi rất rộng, đặc biệt sâu vào đất liền như khu vực TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai.

Như vậy, nếu như động đất xảy ra ngày 26-8 và 14-9-2002 xảy ra do tái hoạt động của đứt gãy kiến tạo Hàm Tân- Vũng Tàu thì hai trận động đất xảy ra ngày 5 và 6-8-2005 và trận động đất ngày 8-11 có khả năng xảy ra do quá trình tái hoạt động của đứt gãy kiến tạo sông Sài Gòn chạy kéo dài từ sâu trong đất liền ra tới biển khơi. Đây là một trong những đứt gãy quan trọng quyết định địa hình cổ trước kainozoi và cho đến ngày nay.

Như vậy, từ năm 2002 đến nay, hệ thống đứt gãy kiến tạo Hàm Tân- Vũng Tàu và hệ thống đứt gãy kiến tạo sông Sài Gòn đã trở mình. Cũng theo các chuyên gia địa vật lý của Vietsovpetro, tại khu vực ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, thường được gọi là đới Thuận Hải- Cà Mau đã xảy ra 73 trận động đất nhỏ ghi nhận được vào các năm 1923, 1960, 1964, 1971, 1991, 2002. Trong đó, trận động đất năm 1923 và năm 1960 có cấp độ cao nhất là 5,1 độ Richter. Các trận động đất xảy ra trước năm 1923 không có điều kiện ghi nhận được.

Chu kỳ hoạt động của các trận động đất quan sát được tại các khu vực ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ là khoảng 40 năm. Có nghĩa là cứ sau khoảng 40 năm lại xảy ra một đợt động đất bao gồm một đến nhiều dư chấn với nhiều cấp độ và thời gian khác nhau.

Đợt đầu tiên quan sát được vào những năm 20 của thế kỷ 20, đợt thứ hai quan sát được vào những năm 60 của thế kỷ 20, và đợt thứ ba đang quan sát thấy vào những năm 2000. Như vậy, hiện tại đang là giai đoạn hoạt động của chu kỳ chấn động mới kể từ năm 1960. Có khả năng sẽ xuất hiện những dư chấn tiếp sau, tuy nhiên cấp độ dư chấn tối đa dự đoán bằng phương pháp thống kê và ngoại suy không vượt quá 6 độ Richter. Độ sâu chấn tiêu, hay còn gọi là tâm động đất, xảy ra với xác suất cao nhất tại khu vực đới Thuận Hải- Cà Mau.

Khu vực ven biển Phan Thiết- Cà Mau và TP Hồ Chí Minh đều tiềm ẩn nguy cơ động đất. Nhiều người đã đưa ra nhận định này sau khi xảy ra các trận động đất vào năm 2002 và trong năm 2005 này. Về vấn đề nóng bỏng và nhạy cảm này, TS Hoàng Văn Quý, Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế dầu khí biển thuộc Vietsovpetro cho rằng: “Việc tái hoạt động của các đứt gãy kiến tạo là hiện tượng tự nhiên của lòng đất. Quanh khu vực TP Hồ Chí Minh- Vũng Tàu, ngoài các đứt gãy sông Sài Gòn, Hàm Tân- Vũng Tàu, còn có thể xảy ra tái hoạt động của các đứt gãy kiến tạo sông Tiền, Vàm Cỏ Đông, Thuận Hải- Minh Hải…

Tuy nhiên, theo thống kê, các đứt gãy trên có khả năng tái hoạt động ở trong lớp đá cổ trước Kainozoi, khó có thể tạo ra sóng thần hoặc phá hủy các công trình khai thác dầu khí hiện đang hoạt động ở vùng biển thềm lục địa phía Nam. Việc tái hoạt động của các đứt gãy lớn khu vực ngoài thềm lục địa ở Thái Bình Dương- nơi lớp phủ trầm tích mỏng hoặc hoàn toàn vắng mặt mới có khả năng tạo ra sóng thần ở khu vực biển Đông. Ở thời điểm hiện tại,  không có nhà khoa học nào dám khẳng định có hay không có, thời điểm xảy ra sóng thần ở khu vực ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Quá khó khăn cho các nhà khoa học!

    Chúng tôi cho rằng, khu vực ven biển Phan Thiết- Cà Mau và TP Hồ Chí Minh cần phải quan tâm đến điều kiện kháng chấn ở các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng. Hiện tại, không có nước nào khi xây dựng mà không quan tâm đến ảnh hưởng của động đất. Riêng khu vực TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu cần phải có hoạch định cụ thể trong xây dựng nhằm phòng chống ảnh hưởng của động đất, đặc biệt là Vũng Tàu, nơi không loại trừ khả năng hình thành sóng thần theo hướng tây bắc- đông nam. Theo tôi, những đồi cát tự nhiên và các rừng dương chạy dọc khu vực Bãi Sau của Vũng Tàu có giá trị rất lớn trong việc hạn chế sự tàn phá khủng khiếp nếu như sóng thần xuất hiện tại Vũng Tàu và các vùng biển lân cận. Việc cần làm ngay bây giờ là đặt các trạm ghi dư chấn ở các khu vực ven biển, tổ chức nghiên cứu và dự báo về động đất và sóng thần. Cái gì có nguy cơ thì ta nghiên cứu nó chứ không phải lảng tránh nó!”.

(Nhân Dân)